BÁNH TRUNG THU GIA TRUYỀN THỤY KHUÊ

Video Thời sự Tôi viết Thế giới Văn hóa Giải trí Thể thao Đời sống Tài chính - Kinh doanh Giới trẻ Giáo dục Công nghệ Game Sức khỏe Xe Thời trang trẻ Bạn đọc Bạn cần biết

Bạn đang xem: Bánh trung thu gia truyền thụy khuê

Video Thời sự Thế giới Tài chính - Kinh doanh Đời sống Văn hóa Giải trí Giới trẻ Giáo dục Thể thao Sức khỏe Công nghệ Xe Game Thời trang trẻ Bạn đọc
*

Chị Đoàn Thị Tuyết Lan (chủ một tiệm bánh Trung thu truyền thống) cho biết, 15 giờ chiều 17.9, nhà chị đã hết hàng để bán và phải hẹn khách quay lại vào hôm sau. Giá bánh không thay đổi, vẫn giống như các năm trước. Bánh cổ truyền nhân thập cẩm, lá chanh có giá từ 50.000 – 60.000 đồng/cái.

“Hôm nay nhà tôi mở cửa để bán cho khách và mọi người đến mua cũng đông. Giờ hết hàng không có bán cho khách, khách đặt trước còn thừa mới có ít bán trực tiếp, ngày mai mới có mẻ mới. Nguyên liệu năm nay nhà tôi không dám nhập nhiều vì băn khoăn không biết tình hình dịch ra sao”, chị Lan cho biết.


*

Cũng theo chị Lan, tiệm bánh của chị cũng tăng cường việc bán online để phục vụ khách hàng. Vì lệnh giãn cách, nhân công từ các tỉnh chưa đến làm được nên người trong nhà tự chuẩn bị nguyên liệu, làm bánh để có hàng bán cho khách.

“Năm nay khách mua online cũng nhiều nên nhà tôi có hỗ trợ phí ship cho khách. Nếu tiền ship 40.000 đồng khách chỉ phải trả 20.000 đồng. Khách đến mua đông nên vừa bán vừa nhắc nhở đảm bảo giãn cách nếu không sẽ phải ngừng bán”, chị Lan nói.


Xem thêm: Những Màu Tóc Tôn Da Ngăm Đẹp Tôn Da Được Yêu Thích Nhất Hiện Nay

Cũng theo ghi nhận, nhiều người tìm mua bánh tại cửa hàng Bảo Phương đành tiếc nuối quay về vì tiệm đã đóng cửa.

Bà Đoàn Hải Nhung (44 tuổi, ở P.Nghĩa Tân, Q.Cầu Giấy) chia sẻ, hằng năm cứ đến Tết Trung thu bà lại mua bánh Trung thu truyền thống để dâng lên bàn thờ và biếu tặng. Hôm nay, khách đông nên bà phải đến 2 lần mới mua được bánh.

“Tôi mua cả bánh nướng, bánh dẻo khoảng 6 hộp để về thắp hương và biếu hai bên nội ngoại. Có nhiều loại bánh khác nhau, giá vẫn thế. Năm nay không tổ chức Trung thu được vì dịch nên chỉ gói gọn trong gia đình. Người mua đông nên phải xếp hàng, tôi quay lại lần 2 mới mua được, lần trước đến nhưng hết bánh”, bà Nhung cho biết.


Chị Khánh Hà (31 tuổi, ở Q.Tây Hồ) cho biết, dù phải chờ đợi nhưng chị vẫn cố để mua được bánh cho gia đình. Năm nào nhà chị cũng mua bánh nướng, bánh dẻo vào dịp Trung thu vì đó là truyền thống.

“Tôi định mua ở tiệm Bảo Phương nhưng thấy hàng đóng cửa nên phải đi sang hàng khác. Tôi mua khoảng 3 hộp để tặng và dùng cho gia đình. Đằng nào cũng đến rồi nên tôi chấp nhận xếp hàng, chờ đời tới lượt mua, các năm trước còn đông hơn giờ”, chị nói.


Tính đến chiều tối 15.9, Hà Nội có 19 quận, huyện, thị xã đáp ứng tiêu chí không có ca cộng đồng (tính từ ngày 6.9), gồm 6 quận: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Tây Hồ và 13 huyện, thị xã: Ba Vì, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thanh Oai, Ứng Hòa. Theo quyết định nới lỏng của thành phố, từ 12 giờ ngày 16.9, các quận huyện này được phép bán hàng ăn mang về, mở lại cửa hàng văn phòng phẩm, dịch vụ sửa chữa máy tính...

Ở "vùng đỏ", người dân vẫn phải tuân thủ nghiêm quy định giãn cách theo Chỉ thị 16, chỉ ra đường khi thật cần thiết và phải kiểm soát chặt, phải có giấy đi đường.


#bánh trung thu #Hà Nội #xếp hàng mua bánh #nới lỏng giãn cách #phố Thụy Khuê #bán online #phí ship #bánh trung thu bảo phương

Acecook Việt Nam: Chúng tôi luôn biết ơn đất nước và con người Việt Nam

Nỗ lực vì cộng đồng, Hanwha Life được vinh danh tại Saigon Times CSR 2021

Herbalife Việt Nam nhận giải thưởng ‘Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2021’

Đã có gần 1.000 khách hàng may mắn trong chương trình ‘săn iPhone 13 Pro cùng Vina’

Bình Định: Phát hiện một vụ trộm cắp điện

PC Bình Định hưởng ứng Tuần lễ hồng EVN lần thứ 7

PC Bình Định kỷ niệm 45 năm thành lập