LK QUA MIỀN TÂY BẮC, HÒ KÉO PHÁO, CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN

Thuộc vài bài hát, nhiều thanh niên mưu sinh về đêm bằng nghề bán kẹo ở quán nhậu vỉa hè. Bị dân nhậu xúc phạm, ca sĩ đường phố cố gượng cười vì miếng cơm manh áo.

Bạn đang xem: Lk qua miền tây bắc, hò kéo pháo, chiến thắng điện biên


Không riêng Cần Thơ, Sóc Trăng hay Bạc Liêu mà 13 tỉnh, thành miền Tây từ Long An đến Cà Mau đều có ca sĩ đường phố. Đó là những người nhà ít ruộng đất, thích ca hát nên chọn mưu sinh bằng nghề hát rong để mời dân nhậu thưởng thức những thanh kẹo kéo ngọt thơm dài khoảng gang tay.

Tại Sóc Trăng có hơn chục ca sĩ đường phố tập trung những nơi có nhiều quán nhậu vỉa hè về đêm như TP Sóc Trăng, thị xã Ngã Năm và thị xã Vĩnh Châu. Thâm niên nhất là Thủy "Râu" với gần 10 năm gắn bó cùng kẹo kéo nhưng có đến 6 năm bán thuê cho ông chủ quê Nam Định.

*
Anh Thủy bắt đầu một ngày mưu sinh khi đường phố lên đèn.

Anh Thủy từng là nông dân nuôi tôm ở huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng). Cuộc sống gặp khó khăn khi tôm liên tục mất mùa, anh lên Sài Gòn tìm việc ở tuổi 28.

Được phụ nữ có chồng chuyên làm kẹo kéo chọn mặt tại một công ty xúc tiến việc làm, Thủy về nhà trọ của chủ dù chưa rõ việc. Lúc đầu anh nghĩ sẽ đạp xe đến các trường tiểu học bán kẹo kéo như thường thấy ở quê nhà nhưng khi nhận việc mới biết sở thích ca hát từ nhỏ của mình được phát huy ở... sân khấu đường phố.

Những ngày đầu Thủy chọn các bài hát hay giao lưu với bạn bè ở đám tiệc để chủ thu nhạc không lời vào đĩa tập. Hát khớp nhạc gần chục bài, anh được giao chiếc xe máy cà tàng cùng bộ đồ nghề là amply, đầu đĩa, micro, bình ắcquy… để trổ tài nơi quán nhậu.

"Vài tháng đầu chủ trả 300 đồng/cây kẹo, rồi sau đó nâng lên 400, 500 đồng. Mỗi ngày đi làm 16-23h, tôi bán được hơn 200 cây, lương tháng hơn 3 triệu", anh Thủy chia sẻ và cho biết, trong 6 năm sống ở quận Gò Vấp đã quen 25 người làm cùng nghề.

Sau những lần được chủ nhờ vào bếp, Thủy tranh thủ học lỏm nghề làm kẹo rồi về miền Tây sắm đồ nghề, thuê nhà trọ tại TP Sóc Trăng để tự làm chủ xe kẹo và lấy vợ.

"Giờ hát không cần đầu đĩa, nhạc nền chép thật nhiều vào USB rồi làm ca sĩ hàng đêm. Bình quân 1 kg đường với 0,5 kg đậu phộng rang là có hơn 200 cây kẹo bán giá 3.000 đồng/cây. Chịu khó "cày" một đêm lãi hơn 500.000 đồng, một tháng lấy đủ vốn xe kẹo", anh Thủy khẳng định.

*
Một nghệ sĩ đường phố vừa hát vừa mời khách nhậu mua kẹo kéo.

Dù thu nhập cao nhưng nghệ sĩ đường phố hay bị dân nhậu khinh miệt. Anh Thủy với đồng nghiệp không ít lần gặp người chếnh choáng bia rượu quát mắng, thậm chí hắt bia hoặc nước chấm vào người vì cho rằng làm phiền họ lúc ăn uống. Chủ quán dễ tính cho ca sĩ vào mời kẹo, có nơi xua đuổi vì sợ ảnh hưởng đến khách.

"Những lúc quên, mời bàn nhậu đến 2 lần thì bị khách chửi là "mặt dày" hay mất lịch sự. Có ông say giật cả micro ném ra đường nhưng mình không thể "sửng cồ" lại được mà phải cố gượng cười để tránh mất khách hay phật lòng chủ quán", một ca sĩ đường phố tâm sự.

Xem thêm: Móc Nhựa Treo Quần Áo Trẻ Em Giá Rẻ, Móc Treo Quần Áo Trẻ Em Giá Tốt Tháng 10, 2021

Không làm thuê nhiều năm cho chủ, Thành Công (huyện Châu Thành, Sóc Trăng) sau khi học xong lớp dạy nghề đã cưới cô gái học chung rồi được cha vợ dạy làm kẹo kéo. Với giọng hát được bạn bè ví như Đàm Vĩnh Hưng, anh Công sắm dàn âm ly nhỏ giá gần 10 triệu đồng, rong ruổi các quán nhậu vỉa hè từ chợ Trà Quýt đến TP Sóc Trăng, mỗi đêm bỏ túi trên 500.000 đồng.

"Thu nhập thế này cao nhiều lần so với làm công nhân thủy sản, lại không tiếp xúc với môi trường có hóa chất độc hại nhưng nguy hiểm khi chạy xe một mình giữa đêm khuya. Gặp mối ruột mua giúp mình 10-20 cây kẹo, khách sẽ được mượn micro hát 1 bài", anh Công cho biết.

*
Đại cho biết mỗi ngày bán được 200 cây kẹo, mang về cho chủ 1 triệu đồng. Cậu với người đi cùng chia đôi tiền công 1.800 đồng/cây kẹo giá 5.000 đồng.

Tại huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng), trưa nào cũng có hơn chục thanh niên tụm lại các quán cà phê quanh chợ Phú Lộc để nhận kẹo từ chủ rồi phân chia địa bàn có quán nhậu về đêm bên phía tỉnh Bạc Liêu. Ở Cà Mau cũng có hơn 20 ca sĩ đường phố, trong đó chỉ 1/3 tự làm chủ xe kẹo, còn lại đều bán thuê cho chủ, hưởng công 1.000 đồng/cây kẹo có giá 5.000 đồng (to hơn kẹo tại TP Sóc Trăng).

Giới ca sĩ đường phố khu vực này nể nhất là chàng trai khuyết tật 27 tuổi, cao như cậu bé 6-7 tuổi nhưng hát hay, mời kẹo có duyên. Thanh niên này là Nguyễn Văn Đại, quê thị xã Ngã Năm nhưng không ở nhà mà tá túc trên thuyền neo ven sông ở thị trấn Phú Lộc của bà Hai Tài, người được cậu nhận làm mẹ nuôi.

Hơn 4 năm trước Đại bán vé số mỗi ngày lãi 80.000-100.000 đồng. Trong lần được mời "chạy xô" đám cưới vì hàng xóm thấy cậu hát hay, Đại gặp rồi kết bạn với con trai bà Tài là người từng bán kẹo kéo thuê ở Sài Gòn.

Lúc này vợ chồng Hai Tài cũng dừng nghiệp thương hồ sông nước, tìm nơi neo ghe kiếm nghề trên bờ. Nghe Đại ca hay, bà Tài bảo con trai làm kẹo kéo để cùng Đại mưu sinh quán nhậu vỉa hè miền Tây.

Đại cho biết mỗi đêm con trai bà Tài chở cậu sang Bạc Liêu biểu diễn từ 18-23h, bán được 200-220 cây kẹo. Với khoảng 1 triệu đồng có được hàng đêm, Đại với thanh niên đi cùng mỗi người được 200.000 đồng sau khi chia đôi tiền công (1.800 đồng/chiếc).

*
Hai ca sĩ đường phố gặp nhau tại một quán nhậu và người đến sau phải đi quán khác.

Theo bà Tài, thấy nghề bán kẹo ít vất vả, thu nhập ổn định nên con trai lớn của bà ở thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) đã theo nghề này và thuê thêm người bán. Không ít lần những ca sĩ đường phố vì giành khách mà đánh nhau nhưng sau đó lại bắt tay làm hòa.

"Ai cũng mưu sinh kiếm tiền bằng nghề chân chính. Cố tránh va chạm, thỏa thuận với nhau, chia đều địa bàn để ca sĩ nào cũng có điều kiện làm nghề, thu nhập ổn định", anh Thủy "Râu" đúc kết kinh nghiệm.