Các Chữ Ghép Cho Bé Vào Lớp 1

Một số chia sẻ giúp đọc và viết bảng chữ cái thành thạodành riêng cho học sinh lớp 1

Câu hỏi tôi nhận được khá nhiều là khi nào nên cho con học chữ?


Thông báo: Ra mắt kênh Youtube: Ánh Dương Education hướng dẫn luyện chữ đẹp online ngay tại nhà miễn phí.

Bạn đang xem: Các chữ ghép cho bé vào lớp 1

*


Bảng chữ cái tiếng Việt

Các mẹ nên cho bé đọc bảng chữ cái tiếng Việt theo chiều xuôi, ngược và chỉ ngẫu nhiên. Tránh việc bé đọc thuộc theo kiểu học “vẹt”. Ngoài ra nên dạy các bé nguyên âm trước. Đó là: o, ô, ơ, a, ă, â, e, ê, i, u, ư, y. Phụ âm sau. Đây là bảng chữ cái riêng cho các con học đọc và viết luôn mà tôi cho là sẽ mang lại hiệu quả hơn.

Bảng 5 dấu thanh

Việc kết hợp các dấu thanh với các nguyên âm. Để bé quen với việc đọc từ đó sẽ giúp quá trình viết trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ: a, à, á, ả, ã, ạ. Phụ huynh nên cho bé đọc các nguyên âm có dấu thanh từ trên xuống dưới. Từ trái qua phải cho quen giọng trước khi chuyển sang học ghép vần. Những nguyên âm có dấu thanh là nòng cốt của việc đánh vần xuôi.

Đặt phụ âm vào trước nguyên âm có dấu là thành từ, thành tiếng. Bằng việc đọc các từ này, mỗi lần đọc 1 dòng, bé sẽ đọc lại 1 nguyên âm 6 lần. Như vậy khả năng thuộc chữ cái của con nhanh hơn rất nhiều, bé sẽ nhớ các dấu rất lâu.

Ghép nguyên âm đơn

Khi dạy các phụ âm cho bé. Chúng ta sẽ ghép lần lượt các nguyên âm đó với các phụ âm để được các từ đơn.

Ví dụ: Khi dạy được phụ âm b, chúng ta dạy con ghép luôn là: b_a -> ba

Cứ lần lượt như vậy, bé sẽ học được: bò, bồ, bơ, bé, bê, bỉ, bú, bự.

Chỉ ghép các từ có nghĩa.

Ví dụ: by -> không có nghĩa, không xuất hiện trong tiếng nào, chúng ta ko dạy.

Bên cạnh đó, dạy từ cho trẻ phải nói cho trẻ biết từ này xuất hiện ở đâu.

Ví dụ 1

– Ba: à từ này chỉ bố con, ba con, hoặc số 3

– Cổ: từ này chỉ cái cổ, đây cái cổ đây (ngửa cổ lên và chỉ cho bé, bé sẽ nhớ rất lâu)

– Tử: tử trong từ con sư tử, hoặc giấy báo tử (bạn sẽ phải giải thích cho bé biết giấy báo tử là gì). Ngoài ra, tử còn có nghĩa là chết. 1 công dạy 1 từ dạy được vô số thứ nữa nhé.

– Vệ: vệ có trong từ nào? Bạn cần hỏi bé nhiều hơn là nói cho bé biết. Vì khi hỏi bé, bé phải suy nghĩ, phải liên tưởng, nó giúp bé nhớ lâu hơn. Đơn giản là cái gì trong đầu mình chui ra sẽ ở lại lâu hơn những thứ chui từ ngoài vào.

Vì vậy, thay vì hét lên đây là chữ ê, đây là chữ vệ, bạn hãy hỏi bé: đây là chữ gì, con đánh vần cho mẹ xem nào?

Khi bé đánh vần xong bạn hỏi: chữ vệ có trong từ gì nhỉ? Bé sẽ nghĩ 1 lúc và trả lời khá nhiều đấy. Con giỏi hơn bạn nghĩ nhiều nha. Bảo vệ, tự vệ, vệ quốc quân; Lúc này bạn phải đủ nhanh nhẹn để giải thích cho con từng từ nhé. Hôm trước con trai tôi hỏi: tử hình là gì hả mẹ?

Giải thích mãi mà con chưa hình dung ra được, lại phải xem lại mẹ, chứ ko phải xem lại con. Vì mẹ chưa đủ kiến thức để giải thích cho con dễ hiểu nhất. Có những từ con sẽ nhớ ngay, như: chó, gà, dê, khỉ. Nhưng có những từ rất dễ. Mà dạy mãi bé không nhớ vì bé chưa bao giờ gặp, bé không hình dung được.

Ví dụ 2

ve: nếu bạn không cho bé xem hình con ve, hoặc nghe tiếng ve thì làm sao bé biết ve là cái gì, con gì. Hay bạn ko cho bé xem bột ve quét tường thì có giải thích thế nào bé cũng không biết ve là gì.

Cho nên dạy mãi bé không nhớ. Dạy mãi mà cứ quên là do mẹ đã không dạy cho bé hình tượng thực tế. Học phải đi đôi với hành. Chữ phải đi đôi với nghĩa, lễ phải đi đôi với giáo.

Cho nên các con học kém thì mẹ phải xem lại mình nhé. Tôi nói vậy không phải chê các mẹ kém. Mà đơn giản các mẹ không cho con nhìn, sờ, ngửi, cảm nhận cái từ con đang học hình thù thực tế nó như thế nào?

Phần này đã được tôi tổng hợp khá đầy đủ trong bảng. Các mẹ hãy kiên trì giải thích cùng con nhé.

Từ đơn có thanh

Sau khi bé biết đánh vần và đọc: ba, bo, bô, bu, bư, bi. Chúng ta sẽ ghép thêm dấu thanh vào các từ này để được từ mới.Lúc đó chúng ta đánh vần là: ba – huyền -> bà; ba – sắc -> bá. Bằng việc đọc các từ có dấu thanh, bé sẽ luyện đánh vần và phát âm rất chuẩn. Khi bé đã đọc tốt bảng TỪ ĐƠN CÓ DẤU THANH. Phụ huynh sẽ nâng lên 1 cấp độ cao hơn. Đó là: cho bé đứng trước bảng chữ cái, yêu cầu bé tìm các từ có nguyên âm a. Chúng ta sẽ hướng dẫn bé, lấy lần lượt các phụ âm đầu ghép với a. Thêm dấu thanh vào sẽ được các từ, các tiếng có nghĩa. Từ nào không có nghĩa. Bố mẹ nên nói cho con biết luôn để con viết chính tả sau này cho đúng.

Xem thêm: Áo Phông Nữ Dáng Dài Rộng Chính Hãng, Nên Mua Ở Đâu, Áo Phông Dáng Dài

Ví dụ

Chúng ta viết được từ “tỡ”. Nhưng không có tiếng nào mà có từ “tỡ” cả, nên tỡ là từ không có nghĩa. Rất nhiều từ không có nghĩa. bố mẹ thử ghép dấu thanh vào và đọc lên, nếu không tìm được tiếng nào có chứa từ đó thì từ đó không có nghĩa nhé. Ví dụ như chỉ có “nước” chứ không có “lước”. Như vậy khi nghe đến tiếng “nước”. Ngay cả bé không cần nghe kỹ cô đọc cong lưỡi. Hay thẳng lưỡi thì bé vẫn biết không có từ “lước” cho nên sẽ viết là “nước”

Học tốt từ đơn có thanh và giải thích cho bé hiểu từ nào có nghĩa, từ nào không có nghĩa. Sẽ giúp bé rất nhiều trong việc luyện viết chính tả về sau.

Nguyên Âm đôi

Đây là phần tôi sưu tầm và biên soạn để các phụ huynh có cái nhìn tổng thể. Về các nguyên âm đôi con sẽ học trong lớp 1. Chứ không nên ép con học ngay từ đầu. Khi nào bé học tốt nguyên âm đơn, từ đơn. Lúc đó phụ huynh sẽ dạy dần cho con nguyên âm đôi.

Tương tự như nguyên âm đơn, hãy yêu cầu bé ghép các phụ âm đầu vào và thêm dấu thanh. Chúng ta sẽ được các từ và các tiếng.

Nhưng nhất định từ đó, tiếng đó phải đặt trong ngữ cảnh nào? phải chỉ cái gì, con gì, sự vật, sự việc gì. Chỉ có thế bé mới nhớ được lâu.

Luyện viết chữ và luyện chữ đẹp

Chúng ta sẽ cho các con luyện các nét cơ bản song song với các chữ cái đi liền với nét đó. Nếu chỉ học nét bé sẽ chán, nếu học luôn chữ. Thì có những chữ nhiều nét cô giáo phải hướng dẫn nhiều lần. Nên cách tốt nhất là học nét đồng thời cùng chữ, nét đến đâu, chữ đến đó. Mỗi ngày chỉ cần học 1 nét, viết được 1 nét và 1 chữ, như vậy là quá tốt rồi. Có 15 nét và 39 chữ cái. Như vậy kiên trì trong 2 tháng là bé hoàn toàn có thể viết được.

Luyện chữ cùng 15 nét cơ bản

Điều các mẹ quan tâm và băn khoăn nhất hiện nay là sợ dạy con không đúng nét, đúng cách viết. Sẽ có tài liệu hướng dẫn các mẹ cách cầm bút, cách đặt bút, độ rộng, độ cao từng chữ. Các mẹ tự hướng dẫn con ở nhà nhé.

Mẹ nên bắt tay con 1 dòng đầu tiên, chấm cho con điểm đặt bút 1 dòng, còn lại để con tự viết. Nếu con phụ thuộc quá nhiều vào điểm đặt bút chấm sẵn. Con sẽ mất đi tính tự chủ ngay từ đầu. Đường đời còn nhiều lần đặt bút phải không các mẹ? Các mẹ có chấm sẵn được mãi ko (tôi nói ngoài lề tí). Nếu các con có thể đọc tốt trước khi viết là tốt nhất. Vì tôi dạy có nhiều bé lớp 1 đi học chỉ biết nhìn, chép, viết chứ không biết đọc.

Đó là lỗi quá chú trọng vào luyện chữ đẹp mà quên đi phần đọc, phần hiểu nghĩa. Các bé mới chỉ được học chữ, chứ chưa được học nghĩa.

Đọc – Hiểu

Sau khi bé đọc tốt từ đơn, viết tốt chữ cái. Bố mẹ cho con luyện đọc các từ và các câu có nghĩa. Tôi xin nhấn mạnh là các từ có nghĩa. Mà là từ phổ thông chứ không phải từ địa phương. Đọc câu dài, giúp các bé ngắt hơi, nghỉ hơi đúng dấu chấm, dấu phẩy.Và sau khi đọc xong, mẹ cần hỏi lại con hiểu câu đó nói gì không?

Nếu bé chỉ biết đọc mà không hiểu nghĩa thì việc học đọc chưa thành công. ghi nhớ cho các bé cách đọc tên các nét cơ bản lớp 1. Các mẹ cố gắng giải thích cho các bé càng nhiều càng kỹ càng tốt. Học ít thôi nhưng chất lượng. Chứ đừng bắt con viết hết quyển này, đọc hết quyển khác. Mà hỏi lại ko biết gì. Con đọc được, tóm tắt được, đó mới là đọc hiểu.

Nếu con đọc hiểu tốt sẽ giúp con làm toán có lời giải rất nhanh. Vì toán có lời giải chủ yếu tập trung vào vấn đề. Bé phải hiểu đề bài nói gì, hỏi gì? Đó là kỹ năng đọc – hiểu.

Tôi là sựu tầm và tóm tắt rất nhiều từ đơn, câu chứa từ đơn. Giúp các bé luyện đọc trong 10 BÀI TẬP ĐÁNH VẦN CHO BÉ CHUẨN BỊ VÀO LỚP 1

Bộ tài liệu giúp bé đọc, viết bảng chữ cái thành thạo và luyện chữ đẹp hoàn toàn miễn phí

Trên đây là một số chia sẻ của tôi với tư cách là một người mẹ sưu tầm cho con. Xin phép các thầy cô bên chuyên môn luyện chữ. Có chỗ nào chưa hợp lý rất mong sẽ nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bậc phụ huynh. Đây là file tài liệu tôi sưu tầm và biên soạn.

Bút mài thầy Ánh đã gõ lại về cơ bản nguồn tài liệu có sẵn và phục vụ lợi ích đông đảo người tiếp cận. Không phải trả phí cho tài liệu này và có thể in ra luyện tập cho con em mình. Hi vọng sẽ giúp ích nhiều hơn trong quá trình tập đọc, tập viết. Luyện chữ đẹp cho con trẻ.

Nội dung của tài liệu bao gồm:

+ bảng chữ cái, 5 dấu thanh, nguyên âm đơn, từ đơn có dấu thanh, nguyên âm đôi.

+ 10 bài tập đánh vần cho bé

+ mục lục Luyện chữ cùng 15 nét cơ bản (phân bổ theo hàng ngày)

+ tài liệu hướng dẫn các phụ huynh cách cầm bút, đặt bút, độ cao, độ rộng con chữ.

Chúng tôi chia sẻ tài liệu này với mục đích phi lợi nhuận. Nhằm sưu tầm và đăng tải dành làm kho tài liệu dành cho giáo viên tiêu học.

TẢI TRỌN BỘ TÀI LIỆU HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ Ở ĐƯỜNG LINK BÊN DƯỚI:

Bản mềm tài liệu giúp bé đọc, viết bảng chữ cái thành thạo và luyện chữ đẹp