CHÚ RỂ PHỤ LÀM GÌ

Rất nhiều người, ngay cả cô dâu chú rể và thậm chí là chính bản thân phù dâu phù rể cho đến tận sau đám cưới cũng không hề biết được vai trò chính xác của họ. Không chỉ là bê khay rượu, mâm trầu, mà họ còn có những công việc khác ý nghĩa hơn, đem lại nhiều niềm vui hơn cho hai nhân vật chính. Cùng mình tìm hiểu về kinh nghiệm làm rể phụ qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang xem: Chú rể phụ làm gì

Kinh nghiệm làm rể phụ dâu, phù rể có khác với đội ngũ bê mâm quả không?

Kinh nghiệm làm rể phụ ngày xưa, phù dâu đã xuất hiện trong những lễ cưới truyền thống của Việt Nam. Họ là người thân, như cô, dì, bác hoặc chị của cô dâu – những người tốt phúc, đẹp duyên đẹp nết và đã lập gia đình, có một cuộc sống hạnh phúc để truyền kinh nghiệm cũng như đem lại may mắn cho cuộc hôn nhân.

*
Kinh nghiệm làm rể phụ dâu, phù rể có khác với đội ngũ bê mâm quả không?

Trái lại, phù rể vẫn là một khái niệm xa mờ và chỉ mới xuất hiện gần đây. Ngoài việc là người dẫn đầu “quân đoàn” bê quả thì í tai biết rõ về vai trò của họ. Do đó mà có nhiều người nhầm lẫn giữa phù dâu phù rể với đội ngũ bê mâm quả.

Giám đốc Cong ty cuoi hoi cho biết: “Phù dâu phù rể và đội ngũ bê mâm quả có vai trò hoàn toàn khác biệt. Nhưng hiện nay ít thấy phù dâu xuất hiện vì vai trò của họ dần trở nên khá mờ nhạt, thay vào đó là rể phụ dẫn đầu đội ngũ mâm quả và có nhiệm vụ rót rượu để tiến hành lễ tại nhà gái”.

Có “kiêng kị” gì khi chọn phù dâu phù rể không?

Phù dâu phù rể phải là những nam thanh nữ tú tốt người đẹp nết, chưa lập gia đình. Họ có thể là bất kỳ ai, hoặc người thân trong gia đình, dòng họ, hoặc cũng có thể là bạn bè của cô dâu và chú rể…

Nhiệm vụ chính xác của phù dâu phù rể là gì?

Thực tế mà nói, nhiệm vụ của họ không chỉ đơn giản là dẫn đầu đội bê mâm quả, hay rót rượu châm trà khi rước dâu, mà còn là “trợ lý đắc lực” của cô dâu, chú rể về mặt tinh thần cũng như một số công việc tổ chức đám cưới.

*
Nhiệm vụ chính xác của phù dâu phù rể là gì?

Trước và trong ngày cưới, cô dâu chú rể ắt hẳn phải chịu nhiều áp lực bởi nhiều yếu tố, từ những công việc chuẩn bị cho đến những bất ổn về mặt tâm lý khi sắp “phải” sống chung với “ai đó”. Nhiều người không hề bị ảnh hưởng, nhưng một số bạn lại có khả năng lâm vào trạng thái khủng hoảng, thậm chí có thể dẫn đến những trường hợp tương tự như “cô dâu chạy trốn”. Lúc này mới là lúc phù dâu phù rể cần phát huy nhiệm vụ cao cả của mình.

Làm phù dâu, phù rể sẽ bị mất duyên, đúng không?

Hiện nay, một số người cho rằng làm phù dâu hay phù rể sẽ bị mất duyên, sau này khó có thể lập gia đình. Vì thế, có rất nhiều người từ chối lời mời vì những lý do khá “đa dạng”. Nhưng đối với người phương Tây mà nói thì đó chính là một vinh dự và vai trò của họ còn “nặng ký” hơn nữa so với những nhiệm vụ nói trên. Vì thế, không lí do gì mà một công việc cao cả lại đem đến cho họ những “hệ quả” không đáng có, mà ngược lại, sau đám cưới, tình bạn giữa họ và hai nhân vật chính sẽ càng thêm gắn bó. Và, biết đâu được, trong ngày cưới họ gặp được một ý trung nhân và sẽ là đôi uyên ương nối bước theo sau?!!!

Kinh nghiệm làm rể phụ vai trò của phù rể phù dâu ngày xưa

Ngày xưa phù dâu là người cô, dì hay chị em của cô dâu, phải là người may mắn, tốt phúc, duyên phận đẹp đôi, con cái lành mạnh ngoan ngoãn, gia đình êm ấm để truyền kinh nghiệm làm dâu, làm mẹ, làm vợ cho em, cho cháu mình. Do đó xem như phù dâu là người hướng dẫn cho cô dâu trong và có thể là sau lễ cưới.

Do đó người chọn phù dâu rất kén như trên, đặc biệt là không chọn những người duyên phận dang dở. Còn bây giờ thì nhiều khi chọn phù dâu một cách sơ sài với mục đích trợ giúp cô dâu là chính như: cầm hoa, xách valy… hay chỉ làm bạn với cô dâu nên làm giảm vai trò của phù dâu.

Xem thêm: Cách Làm Khô Bò Từ Thịt Heo Thơm Ngon, Cách Làm Khô Bò Từ Thịt Heo “Chuẩn Như Hàng Làm”

Những góp ý cho phù dâu phù rể

Những góp ý cho phù dâu phù rể

Trước đám cưới:

1. Góp ý giúp cô dâu chú rể chọn váy và vest cưới đẹp, phù hợp với dáng người cũng như phong cách tiệc.

2. Khi có sự khủng hoảng về mặt tinh thần, phù dâu phù rể là chỗ dựa cho cô dâu chú rể, giúp họ bình tĩnh, lấy lại cân bằng và sự vui vẻ bằng những hoạt động giải trí như xem phim, đi spa hoặc làm những gì họ thích, đồng thời xử lý những công việc đang còn dang dở như đặt tiệc, đặt ban nhạc, trang trí lễ…

3. Nếu có tiệc độc thân, phù dâu phù rể cũng sẽ là người chung vai sát cánh đứng ra giúp hai nhân vật chính tổ chức.

Trong ngày cưới:

1. Hỗ trợ cô dâu thay váy cưới, quần áo và trang điểm cũng như chỉnh trang tóc tai gọn gàng. Giúp họ luôn đẹp từ đầu cho đến kết thúc lễ và tiệc. Nếu cô dâu mặc váy đuôi dài thì phù dâu sẽ là người giúp cô dâu nâng đuôi váy tiến đến đài lễ.

2. Sửa soạn, trang trí lặt vặt trong ngày cưới và liên hệ với các dịch vụ đã đặt vì lúc này 2 nhân vật chính không thể làm gì được khác ngoài việc chuẩn bị cho sự xuất hiện của mình.

3. Làm “hậu cần” về mặt lương thực nhằm đảm bảo cô dâu chú rể không bị ”lả” người khi tiếp khách. Vì bạn biết đấy, thường thì cô dâu chú rể không thể ăn được gì trong thời gian này.

4. Xếp chỗ ngồi cho khách

5. Giúp gia đình cô dâu chú rể dọn dẹp (nếu cần)

Ngoài ra, phù dâu phù rể còn có một nhiệm vụ quan trọng khác là khuấy động không khí tiệc và khuyến khích mọi người “chơi hết sức, vui hết mình”. Có như thế buổi tiệc mới diễn ra thành công.

Bài viết trên đã cho các bạn biết về Kinh nghiệm làm rể phụ. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.