ĐÁ DZI TÂY TẠNG THẬT

Đá Dzi (phát âm là zee) là một loại đá mang năng lượng gia trì linh thiêng và có nguồn gốc huyền bí được biết đến với nhiều tên gọi tại những nền văn hóa khác nhau trong khu vực Himalaya, và đặc biệt ở Tây Tạng.

Vì nhiều lợi ích khác nhau mà giá trị của đá Dzi Tây Tạng có thể cao hơn bất kì loại đá đang có trong bảng xếp hạng đá quý quốc tế như Kim Cương, Ruby hay ngọc lục bảo...

Bạn đang xem: Đá dzi tây tạng thật

Phúc duyên được đặt chân và trải nghiệm văn hóa tại một số quốc gia, chúng tôi nhận ra, không chỉ riêng Tây Tạng, mà ở những nhiều quốc gia trong dãy Tuyết Sơn, các bậc tiền nhân sùng kính Dzinhư một bảo vật hộ mệnh linh thiêng.

Trong ngôn ngữ Tây Tạng, "Dzi" (གཟི) mang ý nghĩa tỏa sáng, hào quang, lỗng lẫy. Người Trung Quốc sử dụng tên gọi "Thiên Châu" (天降石).Tại một số quốc giaHồi giáo, Đá Dzi được gọi là Arath"man - đá mang năng lực chữa lành, được kết dây cùng san hô và các loại đá quý và thường được xem như là bùa hộ mệnh.

*

Đá Dzi 11 mắt sưu tầm bởi sushibarhanoi.com

Xuyên suốt lịch sử tồn tại và phát triển qua hàng ngàn năm, người Tây Tạng luôn xác tín Dzi (còn được gọi là Mã não Lạt ma) là một loại đá quý mang năng lượng sống. Đá Dzi được xem làphương tiện thiện xảo giúp họ phát triển lên những tầng bậc cao hơn về thể chất, tâm trí và con đường tâm linh.

Nhân loại trong vài thập kỉ trở lại đây đã dần biết đến giá trị cả về vật chất và tinh thần của đá Dzi và xem đây là một bảo vật tôn kính để hộ mệnh, mang lại bình an, cũng như một biểu tượng của sự thịnh vượng.

Đá Dzi trong văn hóa tín ngưỡng Tây Tạng có thể mang lại cho chủ nhân:

Sự bảo vệGia tăng năng lượng phong thủy cát tườngChữa lành bệnh tậtHỗ trợ thiền địnhPhát triển Bồ Đề tâmCân bằng các luân xaMang lại sự điềm tĩnhGây ảnh hưởng tích cực lên những người xung quanhGiúp đầu óc minh mẫn trong việc ra quyết định và định hướngThành tựu được các mục tiêu và ước nguyệnChữa lành và gia tăng năng lượng sống của cơ thể và môi trường xung quanhThanh lọc và gia tăng thể Khí của cơ thể…

Vì thế cho nên, người Tây Tạng trân quý đá Dzi hơn hết thẩy vật chất đang tồn tại trên trái đất này, những viên Dzi Cổ tích lũy nhiều năng lượng được cung kính thờ phụng và chỉ được truyền lại trong gia đình qua rất nhiều thế hệ.

*

NĂNG LƯỢNG TỪ ĐÁ DZI (THIÊN CHÂU)

Đá Dzi Tây Tạng tích lũy nguồn năng lượng qua nhiều thế hệ và ngự trị trong từng phân tử, có thể đem lại nhiều lợi lạc cho người nào mang. Vậy nên Đá Dzi càng có niên đại cao qua nhiều thế hệ người đeo thì năng lực hộ thân của Dzi sẽ càng mạnh mẽ.

sushibarhanoi.com nhận thấy có nhiều quý bằng hữu khi trao đổi với chúng tôi đang xem đá Dzi là một vật phẩm phong thủy như bao loại đá phong thủy khác đang tồn tại trên trái đất này. Tuy nhiên, đây là một nhầm lẫn đáng tiếc vì khác với đá phong thủy, bất kỳ ai cũng có thể đeo Dzi không phân biệt giới tính, độ tuổi, tôn giáo.

Những loại đá quý và vật phẩm phong thủy thông thường không có khả năng thanh lọc và tự chuyển hóa nên sau một thời gian sử dụng sẽ mất đi những tác dụng phong thủy ban đầu.

Xem thêm:

Ngoài ra, nếu là một người tu tập lâu năm, chúng ta sẽ cảm nhận rất rõ năng lực tâm linh của đá Dzi (đặc biệt là Dzi Tây Tạng) qua khả năng tự thanh lọc năng lượng xấu, năng lượng tiêu cực từ chủ nhân và môi trường xung quanh, chuyển hóa thành năng lượng tích cực và cát tường giúp chủ nhân tiêu trừ chướng ngại, mang lại sức khỏe trường thọ, tài bảo thịnh vượng, thành tưu viên mãn mọi ước nguyện trong cuộc sống.

Cảtrong y học truyền thống, người Tây Tạng sử dụng đá Dzi như một nguyên liệu quý để chữa các bệnh hiểm nghèo (đá Dzi sẽ được mài thành bột và kết hợp với nhiều thảo dược quý nhiều để tạo nên các bài thuốc).

*

Đá Dzi 7 mắt chỉ dấu Phật Nhãn sưu tầm bởi sushibarhanoi.com

ĐÁ DZI TÂY TẠNG - GIẢI MÃ BÍ ẨN NGÀN NĂM

Cho đến ngày nay, đá Dzi vẫn còn là một trong những bí ẩn lớn nhất của nhân loại. Rất nhiều công trình nghiên cứu từ các học giả phương Tây đều chưa thể giải thích lý do vì sao Dzi đã xuất hiện trên hành trình của chúng ta hơn 5000 năm qua. Đá Dzi dường như tồn tại trong sự cô lập và không có liên kết với quá khứ. Vậy nên chính từ trong tên gọi,viên đá linh thiêng bậc nhất vùng tuyết trắng Himalaya được xem là một bảo vật mang lại giá trị tâm linh hơn hết thẩy vật chất đang tồn tại trên địa cầu (Trong tiếng Tây Tạng, đá Dzi mang ý nghĩa tỏa sáng, lỗng lẫy đầy ánh hào quang; người Trung Quốc gọi "Dzi" là "Thiên Châu", tức báu vật trời ban)

TônTượng Đức Phật Thích Ca Bát Tuế Đẳng Thân tại chùa Joh Khang, Tây Tạng được đính khắc rất nhiều đá Dzi.

Đá Dzi đầu tiên tại Trung Quốc được ghi nhận vào thời nhà Đường, khi công chúa Văn Thành kết hôn với vua Tây Tạng Songtsen Gampo. Món quà hứa hôn giá trị nhất là tôn trượngJowo Sakyamuni (tôn tượng Đức Phật Thích Ca Bát Tuế Đẳng Thân), sau một thời gian dài chế tác và tịnh tấn, tôn tượng được rước từ Tràng An sang Tây Tạng.

Trên vương miện, áo choàng, dây đeo trang trí của Tôn Tượng được trang hoàng lộng lẫy với nhiều loại ngọc trai, mã não Tây Tạng, đá quý, san hô quý giá và hàng trăm viên đá Dzi khác nhau, bao gồm: Dzi chín mắt, Dzi ba mắt, Dzi hai mắt, Dzi răng hổ, Dzi Bảo Bình và nhiều đá Dzi khác… Ngày nay, sau nhiều biến cố lịch sử, Tôn tượng Jowo Sakyamuni hiện đang được đặt tại Lhasa, tu viện Jokhang, Tây Tạng và được xem một trong những tôn tượng linh thiêng nhất trên thế giới.

Một trong những bí mật lớn nhất tạo nên những năng lực nhiệm màutrong việc chuyển hoá tâm thức để hiện thực hoá mọi nguyện ước thế gian và xuất thế gian của Dzi nằm ở chính các biểu tượng và số lượng các "Mắt" được sắp xếp theo những quy tắc đặc biệt. Tuy nhiên rất ít người có thể hiểu được và biện giải cho câu hỏi Tại Sao và Như Thế Nào dựa trên nền tảng khoa học và tâm linh: “Tại sao năng lực của đá Dzi Tây Tạng lại đến từ các Mắt?” và “Những năng lực đó vận hành như thế nào?”

ĐÁ DZI TÂY TẠNG VÀ NHỮNG CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ

Sau biến cố chính trị to lớn tại Tây Tạng những năm 1959, từng đoàn người theo chân Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV bắt đầu tiến trình lưu vong từ Tây Tạng đến Dharamsala (miền Bắc Ấn Độ - nơi thành lập chính phủ Tây Tạng lưu vong cho tới ngày nay).

*

Để tồn tại trong cuộc hành trình đầy gian truân kéo dài trong nhiều năm, người dân TâyTạng bắt buộc phải bán đi những vật phẩm quý giá như San Hô Đỏ, Mã Não, Pháp Khí, Tranh Thangka, Tôn Tượng... và cả bảo vật quý giá nhất – Thiên Châu. Chính từ thời điểm này, nhân loại mới dần được khai sáng về sự tồn tại và giá trị không thể đo đếm từ viên ngọc quý này.

*

Vì thế cho nên, những người đầu tiên ngoài Tây Tạng như chúng tôi mới có khả năng để sở hữu đá Dzi từ người dân bản xứ, còn trước đó, chúng tôi cam đoan với bạn rằng: “Người Tây Tạng không bao giờ bán đá Dzi họ mang trên Người”. Vì trong quan niệm của người Tây Tạng, đá Dzi tượng trưng cho sức mạnh của vũ trụ, là chứng ngộ của các vị Chư Phật và nhờ viên đá linh thiêng này, người Tây Tạng có thể kết nối tâm thức với thế giới Tâm Linh và nhận lấy sự gia trì, che chở và bảo hộ.

Cho đến ngày nay, từ Á Đông - "cái nôi" của văn hóa tâm linh tín ngưỡng, cho đến Tây Âu - "thủ phủ" của khoa học thực chứng duy vật;niềm tin về những lợi lạc khi sở hữu đá Dzi ngày càng được bảo chứng bởi những nhân vật đã và đang tạo ra những giá trị to lớn cho xã hội. Vậy nên, chúng tôi hy vọng rằng quý bằng hữu cũng sẽ có được cho bản thân những thành tựu và phúc duyên khi tìm đến và trải nghiệm viên ngọc quý linh thiêng xứ Tuyết Sơn