Kỹ năng xử lý tình huống trong giao tiếp

Trong cuộc sống hàng ngày luôn xảy ra những tình huống éo le, bất ngờ bạn không thể lường trước được. Đòi hỏi bạn phải biết khéo léo, tế nhị khôn ngoan để xử lý và giải quyết những tình huống thật hợp lý. Để làm được điều này thì không phải ai cũng có thể dễ dàng làm được. Mà cần phải giáo dục, trau dồi kỹ năng xử lý tình huống trong giao tiếp, ứng xử thành công đồng thời cải thiện, nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình.

Bạn đang xem: Kỹ năng xử lý tình huống trong giao tiếp

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo để trau dồi thêm một số kỹ năng qua bài viết của sushibarhanoi.com:

Kỹ năng xử lý tình huống trong giao tiếp thành công không thể không xem

1. Học cách xử lý tình huống theo kiểu mềm mỏng

*

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Để xử lý những tình huống khó xử trong cuộc sống, bạn nên nhẹ nhàng và ăn nói lịch sự sẽ làm cho đối phương cảm thấy gần gũi và vui vẻ hơn. Không phải cứ quát tháo hay chửi nhau thì mới được kết quả tốt. Người khôn ngoan sẽ biết cách mềm mỏng và nhẹ nhàng xử lý tình huống.

2. Đối phó với tình huống theo kiểu chuyển bại thành thắng

Khi bị đẩy vào tình huống bất lợi đòi hỏi chúng ta phải giữ bình tĩnh, lường trước được những hậu quả xấu có thể xảy ra để có tâm thế sẵn sàng chuẩn bị chấp nhận. Từ đó tìm ra những cách để hạn chế mức thấp nhất những thiệt hại. Tạo kế hoãn binh, sẵn sàng chấp nhận những điều có vẻ không liên quan để thay đổi tình thế.

3. Trong giao tiếp cần phải hài hước

Hài hước là một trong những kỹ năng xử lý tình huống trong giao tiếp vô cùng quan trọng trong ngôn ngữ giao tiếp. Việc dùng những ngôn ngữ hài hước để phê phán kèm theo lời đối đáp khôn ngoan, thông minh sẽ mang lại hiệu quả. Bởi chỉ cần có cách nói hài hước, câu chuyện cười sẽ làm cho không khí vui nhộn nhắc khéo người khác mà không khiến người bị chê làm họ phải bực mình. Tuy nhiên, đừng vì thế mà lạm dụng nó.

4. Xử lý tình huống cần phải đi thẳng vào vấn đề khi cần thiết

*

Trong một số trường hợp để xử lý tình huống giao tiếp mà không thể vòng vo, hài hước hay tế nhị. Bạn cần phải bày tỏ thái độ, qua điểm của mình một cách thẳng thắn, dứt khoát. Khi đó phải đi thẳng vào nội dung chính của vấn đề không được cân nhắc, do dự. Như vậy sẽ làm cho đối phương cảm thấy mất lòng tin, đắn đo mà phải biển hiện được ý chí và lòng tin ở bản thân.

5. Tình huống giao tiếp xử lý bằng nói ẩn ý bằng truyện ngụ ngôn

Trong giao tiếp ứng xử, trong trường hợp khó thuyết phục đối phương bằng những lý lẽ trực tiếp, mềm mỏng hay hài hước. Bạn nên dùng phương pháp ẩn ý bằng chuyện ngụ ngôn. Phải làm sao mà chọn những câu chuyện có nội dung ẩn ý với mục đích khuyên răn và thuyết phục người nghe. Làm cho họ suy nghĩ để hiểu hết cả ẩn ý bên trong đó. Hiểu được những lời khuyên sâu sắc chứ đừng làm cho người nghe thấy tức giận hay tự ái. Để tận dụng hết được kỹ năng xử lý tình huống trong giao tiếp này. Người nói phải am hiểu câu chuyện phù hợp với trình độ người nghe, tránh trường hợp “ông nói gà bà nói vịt”.

Xem thêm: Review Bột Lysine Úc Có Mẹ Nào Cho Con Uống Lysine Của Úc Chưa Ạ

6. Tình huống phản bác khéo léo những yêu cầu vô lý của người khác

Trong trường hợp bạn gặp những người một mực đòi hỏi những điều vô lý mà không thể chấp nhận được. Để xử lý tình huống này, đầu tiên đừng cãi cố hay bác bỏ đối phương sai được mà nên thừa nhận đã. Sau đó khéo léo đưa ra sự vô lý, điều bất lợi hay hậu quả ý kiến người đó cứ cho mình là đúng để cho đối phương cảnh tỉnh. Chú ý đừng thẳng thừng vì chạm lòng tự ái và ngôn từ không nên gay gắt nhưng tỏ ra cương quyết.

7. Tình huống giao tiếp cần có bạn đồng minh

*

Khi tranh luận trước nhiều người cần thể hiện quan điểm, bạn nên chú ý đầy đủ đến thái độ của những người xung quanh. Cần tập trung được nhiều người nghe và ủng hộ quan điểm của mình. Từ đó bạn sẽ có một lực lượng, sức mạnh to lớn khiến đối phương không phản kích lại được.

8. Kỹ năng xử lý tình huống cần thuyết phục bằng hành động

Nếu bạn không thể áp dụng được biện pháp giải quyết nào trong các kỹ năng xử lý tình huống trong giao tiếp ở trên. Bạn nên dùng hành động để thuyết phục. Hành động ở đây là phải thông qua việc làm, hành động cụ thể mà mình cho là đúng đắn. Từ đó sẽ làm cho đối phương thấy được kết quả tốt thuyết phục họ thay đổi cách nghĩ, tình cảm, thái độ mà chấp nhận ý kiến của mình.

9. Ứng phó với tình huống khi mà người lớn không chịu nghe chúng ta

Với những bạn trẻ thì việc người lớn luôn có hàng trăm lý do để phản bác những ý tưởng hay ho mà chúng ta vô cùng tâm đắc. Trong trường hợp này, để giải quyết thì bạn chớ nên vội vàng nổi giận hay phản đối vội. Hãy thừa nhận trước rồi phản bác sau, hãy bình tĩnh lắng nghe, đồng cảm với thái độ của họ. Sau đó, nhẹ nhàng trình bày ý tưởng của bạn. Đối với người lớn, đặc biệt là người lớn tuổi, hãy giao tiếp với họ bằng tất cả sự trọng thị của bạn.

10. Xử lý tình huống không thể nhượng bộ khi mình có lý trong tranh luận

Tranh luận trong giao tiếp là một điều không thể tránh được trong giao tiếp. Từ đó, để tìm ra được điều phải trái. Nhưng tranh luận có thể dẫn đến sự mâu thuẫn, không thoải mái thậm chí là xung đột với nhau. Vậy nên tranh luận có phương pháp, có kỹ năng xử lý tình huống trong giao tiếp sẽ đem lại kết quả tốt là điều chúng ta cần chú ý học hỏi.