LỜI CHÚC MẸ TRÒN CON VUÔNG

(www.sushibarhanoi.com) – Tuyển chọn những lời chúc bà bầu hay và ý nghĩa, những lời khuyên người mang thai cần phải biết trong 12 tuần đầu tiên


8 Lời chúc bà bầu hay và ý nghĩa

1. Chúc toàn thể chị em nói chung và các mẹ bầu nói riêng một năm mới đầy hạnh phúc.

Bạn đang xem: Lời chúc mẹ tròn con vuông

2. Chúc cho các mẹ bầu mọi sự may mắn, mẹ tròn con vuông.

3. Chúc chị em bầu được “mẹ tròn con vuông”.

4. Chúc chị em bầu “Đong cho đầy hạnh phúc, gói cho trọn lộc tài”.

5. Mẹ bầu hãy nhớ “Con vào dạ, mạ đi tu”. Chúc các bạn vượt cạn thành công, mẹ tròn con vuông

6. Người mẫu Thanh Thảo: “Chúc các mẹ bầu năm mới an khang, vạn sự như ý”

 

*

7. Diễn viên Ngọc Lan: “Năm mới phải thật đẹp, càng bầu càng phải đẹp”

*

8. Á hậu Diễm Trang: “Chúc các mẹ bầu có nhiều niềm vui nhưng đừng quên chăm sóc sức khỏe bản thân”

 

*

6 lời khuyên cho bạn trong 12 tuần đầu mang thai


Mang thai là giai đoạn hạnh phúc nhất và cũng là giai đoạn khó khăn nhất mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng phải trải qua. Bạn sẽ phải trải qua những thay đổi về nội tiết tố, bộ máy hoạt động của cơ thể…. 6 lời khuyên hữu ích cho bạn trong 12 tuần đầu mang thai sau đây sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.


1. Những điều cần làm khi thử thai dương tính

– Thử lại một lần nữa: Phần lớn các xét nghiệm bằng que thử thai là chính xác nhưng bạn vẫn nên thử lại một lần nữa.

– Đi khám: Nên đi khám để bác sĩ xác nhận việc mang thai và cho những lời khuyên chăm sóc thai kỳ.

– Tham khảo diễn đàn và nói chuyện với những người mẹ khác: Những kinh nghiệm của người đi trước có thể là vô giá, đặc biệt với người lần đầu làm mẹ.

– Bổ sung axit folic: Chuyên gia khuyên bà bầu cần bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày trong 3 tháng đầu tiên. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về chuyện này.

– Bắt đầu viết nhật ký: Ghi lại hàng ngày những gì xảy ra với cơ thể mẹ và bất kỳ dấu hiệu mang thai nào. Đây là cách tuyệt vời để theo dõi thai kỳ của bạn và cung cấp cho bạn quãng thời gian ngọt ngào để xem lại khi em bé chào đời sau này.

*

Những lời khuyên hữu ích cho bạn trong 12 tuần đầu mang thai.

2. Cách dự tính ngày sinh

Thường dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối để dự tính ngày sinh: Lấy tháng của kỳ kinh cuối cộng 9, ngày cộng 7 sẽ ra ngày sinh dự kiến. Để cho dễ hiểu, chẳng hạn, kỳ kinh cuối của bạn bắt đầu vào ngày 1 tháng 2 thì ngày sinh dự kiến là ngày 8 (1+7) tháng 11 (2+9).

3. Hai mốc khám thai quan trọng

– 6 tuần: Bạn có thể được siêu âm lần đầu vào thời gian này để xác nhận thai kỳ đang tiến triển.

– 12 tuần: Một lần siêu âm khác giúp bác sĩ phát hiện những bất thường thai nhi cũng như đảm bảo bào thai đang phát triển tốt.

4. Các cách để mang thai khỏe mạnh khi đi làm

– Lúc này, bạn có thể mua quần áo với kích cỡ to hơn thường mặc một chút nhưng chưa cần sắm đồ bầu. Vóc dáng của bạn chưa có nhiều thay đổi, bụng bầu thậm chí còn nhìn chưa rõ. Những chiếc áo dáng dài, có thắt chun ở chân ngực thời trang giúp bạn “che” bụng bầu mà dễ mặc lại sau sinh.

– Nếu bạn bị nghén, nên tìm cách khắc phục như ăn thêm các bữa nhỏ, tránh nơi có nhiều mùi, trao đổi với sếp của bạn để được thay đổi công việc và môi trường làm việc, nếu cần…

5. Thai kỳ làm thay đổi mái tóc của bạn

Bạn có thể cảm thấy tóc của mình dày lên do sự thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai.

6. Ăn uống trị nghén

Nên ăn uống thường xuyên để giữ ổn định lượng đường trong máu, tránh nghén. Bạn có thể chọn bánh quy, chuối và bánh mỳ nướng làm món ăn nhẹ. Thêm một viên kẹo gừng để tránh rối loạn tiêu hóa, loại bỏ khí và làm “thư giãn” đường ruột, giúp cải thiện hệ tiêu hóa của bạn.

Tránh những đồ ăn quá béo. Chất béo làm cơ thể mất nhiều thời gian để tiêu hóa, thức ăn ở lâu trong dạ dày và làm gia tăng cơn buồn nôn.


1. Mua gối ngủ cho bà bầuChiếc gối hình chữ U to tướng này sẽ trở thành người bạn tuyệt vời của các mẹ bầu. Với sự trợ giúp của gối ngủ thiết kế riêng này, bạn sẽ cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng hơn và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Đặc biệt, với những mẹ có thói quen nằm sấp trước đây, chiếc gối này sẽ giúp bạn đỡ thèm cảm giác được úp bụng xuống mỗi khi ngủ.

Tình trạng mất ngủ rất phổ biến ở phụ nữ mang thai, đó là lý do bạn nên đầu tư cho giấc ngủ của mình nhiều hơn

2. Chuẩn bị sẵn thuốc kháng axít dạ dàyTình trạng ợ nóng có thể diễn ra một cách tồi tệ trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Chính vì vậy, chọn cho mình một loại thuốc kháng axít dạ dày thích hợp. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi đưa ra quyết định của mình. Các loại thuốc bào chế từ calcium carbonate hay magnesium hydroxide được xem là lựa chọn tốt cho mẹ bầu.

Xem thêm: Bản Tin Thế Giới Nổi Bật Nhanh Nhất, Cập Nhật Liên Tục, Tin Thế Giới

3. Luôn ghi nhớ rằng mang thai là cuộc hành trình kỳ diệuDù trải qua bao nhiêu khó khăn, từ ốm nghén cho đến nhức mỏi, phù nề, những đêm dài không ngủ… mẹ đừng quên rằng mình đang khởi đầu cho một sự sống sẽ mau chóng đơm hoa kết trái. Sự thực, 40 tuần thai sẽ trôi đi nhanh chóng đến nỗi mẹ không kịp nhận ra.

4. Đi bộ, đạp xe hay làm bất kỳ điều gì, chỉ cần giữ cho mình năng độngBạn muốn mình vẫn là chính mình? Vậy thì đừng quên vận động nhé. Đó là cách để bạn giữ sức khỏe, vóc dáng và hồi phục thật nhanh chóng sau khi sinh.

5. Tự thưởng cho mình những giờ phút giải laoTám chuyện, giải trí, đọc truyện cười, gặp gỡ bạn bè… Đó là những việc bạn không nên bỏ lỡ chỉ vì mình đang mang bầu. Đó là những liều thuốc không thể thiếu cho tâm hồn của bạn.


Mẹ bầu và những cách giải trí cần tránh

Giải trí, thư giãn là nhu cầu không thể thiếu của các mẹ bầu vì nó giúp mẹ cảm thấy thoải mái, bớt đi cảm giác mệt mỏi, lo sợ và căng thẳng trong suốt hành trình mang thai. Tuy nhiên, dù có muốn tìm cho mình cảm giác vui vẻ, hưng phấn đến đâu thì cũng có những cách giải trí mà mẹ cần tránh khi…


6. Thôi ngay những lo lắng về hôn nhânSự xuất hiện của một thành viên mới có thể khiến gia đình bạn đôi chút xáo trộn, tất nhiên rồi! Nhưng không vì thế mà tình yêu thương giảm đi trong gia đình của bạn.

7. Bạn sẽ lại được nghỉ ngơiTuy những ngày tháng vất vả đầu tiên mà bạn học cách làm mẹ sẽ gây ít nhiều khó khăn cho cuộc sống, tất cả những điều này rồi sẽ trôi đi nhanh chóng. Rồi bạn sẽ lại tìm thấy những phút thảnh thơi khi con bắt đầu lớn lên và trở nên độc lập hơn.

8. Bạn không cần chất đầy tủ nhà mình với đồ đạc cho trẻ sơ sinhSự thật là bé sẽ lớn rất mau nên bạn không nên sắm quá nhiều quần áo ở size 1 (dành cho bé 0 – 3 tháng). Hơn nữa, trẻ sơ sinh luộn cần được mặc rộng rãi một chút, nên bạn thường phải sắm đồ lớn hơn kích cỡ của lứa tuổi đó. Tốt nhất, trước khi sắm đồ đạc cho bé, bạn cần có sự suy nghĩ kỹ càng để tránh lãng phí.


Chuẩn bị đồ dùng cho trẻ sơ sinh

Để chăm sóc cho một đứa trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh đòi hỏi rất nhiều thứ. Thật khó để bạn có thể chuẩn bị chu đáo tất cả vật dụng cần thiết trong một lần vì sẽ có nhiều thứ phát sinh theo thời gian. Tuy nhiên, đừng bỏ lỡ những đồ dùng cho trẻ sơ sinh có mặt trong danh sách dưới đây


9. Chuẩn bị tâm lý để đón nhận những gì sẽ diễn ra ngay sau khi sinhĐầu tiên, bạn sẽ phải nằm một mình trong phòng hồi sức khá lâu, kiệt sức và run rẩy. Tiếp đó, bạn sẽ thấy đau và choáng váng, khó khăn để ngồi dậy hay đi vệ sinh. Nếu sinh mổ, ngay cả việc hắt hơi hay ho cũng khiến bạn đau điếng. Bạn có thể phải trải qua một đêm thức trắng, dù đã rất kiệt sức vì con khóc đêm. Thêm nữa, không phải bất kỳ sản phụ nào cũng có sữa ngay lập tức nên bạn đừng cảm thấy quá thất vọng nếu mình không cho con bú sữa mẹ sớm được như những gì được viết trong các cuốn sách.

10. Dù có lo lắng gì, hãy thở một hơi thật sâuBạn biết không, hít thở thật chậm và thật sâu là cách hữu hiệu để giảm mọi loại stress, dù cho nó đến từ công việc hay những chuyện đâu đó trong cuộc sống.

Lời khuyên của bác sĩ cho bà bầu

Thời điểm nào nên đi khám thai, các dấu hiệu bất thường trong quá trình thai nghén, liệu có phải kiêng “yêu” để tránh ảnh hưởng tới em bé… là những thắc mắc của không ít bà bầu.

Dưới đây là giải đáp của bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y khoa Thái Hà, Hà Nội để giúp chị em tự tin và khỏe mạnh trong suốt thời kỳ mang bầu.

– Khi nào tôi nên đi khám thai lần đầu tiên?

Ngay khi bạn thấy có những biểu hiện của việc mang thai: Chậm kinh khoảng 5-10 ngày, thử thai HCG dương tính, vú căng. Lúc này, bạn nên đi khám để xác nhận có thai và thai nằm đúng vị trí (trong tử cung) chưa. Thời điểm này không phải ai cũng giống nhau, có người thai vào tử cung sớm, có người vào muộn, nhưng thông thường là khi thai được 4 tuần.

Ngoài ra, tuần thứ 6-7 bạn có thể đi kiểm tra lại lần nữa để xác định có tim thai chưa.

Sau khi khám và xác nhận có thai trong buồng tử cung cần duy trì thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trong giai đoạn này, bạn cũng nên khám tổng thể xem có bệnh mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục để có thể điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng tới thai. Ví dụ, bệnh sùi mào gà nếu không chữa sớm có thể nhiễm vào phổi con, nguy hiểm; hay một số thai phụ bị polip âm đạo, gây chảy máu, lại nhầm lẫn là dọa xảy thai…

Ở 3 tháng cuối cùng, mức độ khám và siêu âm có thể thường xuyên hơn để theo dõi tình trạng toàn thân của mẹ và sức khỏe của bé.

Ngoài siêu âm, trong quá trình mang thai bạn cũng nên khám, theo dõi đầy đủ tình trạng huyết áp, phòng sản giật, vị trí rau bám.

– Tôi có cần “ăn gấp đôi” hay kiêng khem gì về ăn uống trong thời kỳ mang bầu không?

Khi có thai, bạn cần chú ý đến chế độ ăn hơn vì không chỉ ăn cho cơ thể bạn mà còn đảm bảo cho sự phát triển của đứa con trong bụng. Thai nhi sẽ hấp thụ tất cả những gì bạn ăn vào. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải ăn càng nhiều càng tốt. Lượng thức chỉ cần nhiều hơn bình thường 1/4, đảm bảo đa dạng, đủ chất. Nên ăn nhạt, chống táo bón.

Cân nặng mẹ lúc đẻ chỉ cho phép lên từ 9-12 kg (3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng 4-5kg, 3 tháng cuối tăng 5-6kg.

Cần bổ sung axit folic, canxi và tuyệt đối tránh sử dụng rượu, thuốc lá. Bạn cũng nên bỏ qua thức ăn sống, tái, chưa được tiệt trùng hoặc chế biến.

Song song với chế độ ăn, bạn vẫn có thể làm việc theo khả năng, không quá mạnh và tránh tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại.

– Tôi có nên kiêng “chuyện ấy” để đảm bảo an toàn cho bé?

Không cần kiêng quan hệ tình dục (trừ các trường hợp có chỉ định của bác sĩ do bệnh lý đặc biệt khi mang thai (ra máu, lên cơn co bóp, dọa động thai, xảy thai) nhưng cần tránh quan hệ quá mạnh bạo.

– Những dấu hiệu nào là bất thường trong quá trình mang thai?

Điều này còn tùy từng giai đoạn:

Ở quý 1 thai kỳ, bạn không thể chủ quan nếu thấy nghén nhiều quá hoặc bị ra máu, đau bụng. Nghén quá mức (cơ thể suy nhược, mệt mỏi, không ăn được…) có thể là dấu hiệu bệnh lý: sinh đôi, chửa trứng, nhiễm độc thai nghén. Ra máu, đau bụng có thể là dấu hiệu chửa ngoài tử cung, dọa sẩy thai…