Motor Máy Hút Bụi Công Nghiệp

Motor máy hút bụi có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc vận hành của máy. Bộ phận này được ví như là "trái tim" của máy móc. Việc nắm rõ những điều này sẽ giúp chúng ta sử dụng và bảo dưỡng và sửa chữa thay thế động cơ mới cho máy hút bụi được thuận lợi và dễ dàng hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng đã nắm rõ được về cấu tạo và cách thức hoạt động của bộ phận này. Vì vậy chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin quan trong này trong bài viết dưới đây, hãy theo dõi bài viết để không bỏ lỡ chúng nhé!

Motor máy hút bụi là gì?

Máy hút bụi trong nhà xưởng sẽ không thể vận hành được nếu như thiếu đi những chiếc motor. Một chiếc máy hút bụi có hoạt động mạnh mẽ hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng làm việc của motor. Motor máy hút bụi chính là động cơ của máy hút bụi, đây là một trong những bộ phận chính của thiết bị này. Nó đảm nhận nhiệm vụ chuyển hóa điện năng thành cơ năng để phụ vụ cho quá trình hút bụi bẩn, rác thải có trên các bề mặt vào trong khoang chứa của máy.

*

Hình ảnh motor máy hút bụi

Motor được lắp tại phần đầu máy và được bảo vệ bởi lớp nhựa ABS cao cấp nên có khả năng chống va đập hiệu quả. Về công suất, motor máy hút bụi đang được sản xuất với khá nhiều mức khác nhau dao động từ 1200W, 1500W đến 2000W,... Tùy vào thiết kế của từng model hút bụi mà sẽ có số lượng motor khác nhau. Do đó tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà người dùng có thể lựa chọn sản phẩm động cơ có mức công suất phù hợp.

Bạn đang xem: Motor máy hút bụi công nghiệp

Cấu tạo của motor máy hút bụi

Động cơ máy hút bụi được cấu thành từ ba bộ phận chính là Rotor, Stato và chổi than.

*

Cấu tạo của motor máy hút bụi

Stato: Đây là phần tĩnh, được cấu tạo gồm các lõi thép điện từ và các cuộn dây điện từ bằng đồng. Chúng có tác dụng là sản sinh ra từ trường quay để tác động lên rotor từ đó khiến cho trục động cơ chuyển động quay.Rotor: Đây là phần động, nó bao gồm lõi thép cùng các cuộn dây. Lõi thép có nhiệm vụ là dẫn từ, được thiết kế dạng ở dạng hình trụ với độ dày nằm trong khoảng 0,35 – 0,55mm. Cuộn dây làm từ đồng hoặc nhôm và được phủ cách điện, đặt trong lõi thép. Khi rotor nhận được lực tác động của Stator thì rotor sẽ quay tròn khiến cho các cánh quạt (cánh hút ly tâm) chuyển động quay.Chổi than: Có chức năng là tiếp điện cho rotor trong quá trình vận hành. Sau một thời gian vận hành, chổi than thường sẽ bị mòn do ma sát với phần cổ góp của rotor.Cổ góp: Là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với chổi than, nó có nhiệm vụ cấp điện cho rotor.Cuộn dây điện từ: Được làm từ các dây đồng, có độ bền cao đảm nhận nhiệm vụ giảm nhiệt sinh ra.Rơ le nhiệt và cầu chì nhiệt: có chức năng là bảo vệ động cơ nhằm chống sự cố quá tải, quá nhiệt...

Xem thêm: Cách Trồng Hoa Mười Giờ Đẹp, 13 Lưu Ý Quan Trọng Khi Trồng Cây Hoa Mười Giờ


Nguyên lý hoạt động của motor máy hút bụi là gì?

Nguyên lý vận hành của máy hút bụi không chổi than và có chổi than tương tự nhau. Về cơ bản hầu hết các thiết bị máy phát điều đều hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Stato được kích hoạt quay tạo ra trường quay. Từ trường được tạo tác động lên roto và làm quay roto.

*

Hình ảnh về động cơ không chổi than & động cơ có chổi than

Sau đó, chuyển động quay của roto sẽ được truyền ra ngoài thông qua trục máy. Trên đó có lắp đặt một bộ quạt hút và đẩy không khí, khi cánh quạt quay sẽ tạo luồng không khí lưu thông và lực hút lớn giúp thu gom các loại bụi bẩn, rác thải vào thùng chứa bụi. Không khí và bụi bẩn được đưa qua màng lọc tại thùng chứa. Lúc này bụi bẩn thô rơi xuống đáy thùng do tác động của trọng lực. Cùng với đó bụi mịn, bụi nhỏ được giữ lại tại màng lọc.

Motor máy hút bụi công nghiệp có vai trò như thế nào?

Thực tế, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những chiếc motor máy hút bụi có vai trò vô cùng quan trọng. Khả năng làm việc của máy có tốt hay không, hoạt động có bền bỉ không, lực hút có mạnh mẽ không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào motor của máy. Do đó, việc chọn lựa thiết bị có động cơ tốt sẽ giúp tăng hiệu suất làm việc.

Trong trường hợp motor của máy hút bụi tỏa ra nhiệt cao, quá nóng hoặc xuất hiện hư hỏng dẫn đến giảm sức hút của máy từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hút bụi. Chính bởi vậy, người dùng cần phải tiến hành kiểm tra động cơ thường xuyên để có thể kịp thời phát hiện ra các sự cố và có phương pháp sửa chữa kịp thời. Trong trường hợp motor bị hỏng hóc không thể sửa chữa cần phải được thay mới người dùng cần dựa vào công suất làm việc của máy, để có thể lựa chọn được mô tơ mới sao cho phù hợp.

*

Người dùng cần thường xuyên thực hiện kiểm tra motor để đảm bảo máy hoạt động tốt

Những lưu ý cần nắm chắc khi dùng máy hút bụi để bảo vệ motor tối ưu nhất

Để đảm bảo chất lượng motor máy hút bụi và gia tăng hiệu quả vệ sinh thì trong quá trình sử dụng các bạn cần lưu ý một số điểm như sau:

Tiến hành đổ rác và vệ sinh thùng chứa của máy ngay sau mỗi lần làm việc. Làm sạch túi lọc bụi nhằm tránh cho các lỗ lọc bị bít kín khiến khả năng vệ sinh bị ảnh hưởng.Đổ bụi thường xuyên để giúp khoang chứa bụi luôn sạch sẽ, thông thoáng, giảm thiểu tình trạng quá tải bụi khiến động cơ quá nóng và hao điệnKhông vận hành máy liên tục vì có thể khiến máy gia nhiệt dẫn đến tự ngắt, hư hỏng. Thời gian để máy hút bụi hoạt động liên tục chỉ nên từ 30 đến 45 phútCân nhắc lựa chọn các dòng máy hút bụi có công suất động cơ phù hợp để tránh trường hợp bị quá tải, làm việc với khối lượng công việc quá lớn khiến máy nhanh hỏngTrong quá trình sử dụng và bảo dưỡng máy, người dùng cần đặc biệt cẩn trọng với các bộ phận như: Chổi than, bộ thu bụi,... Tùy vào tình trạng vận hành mà thực hiện vệ sinh, thay mới định kỳ.

Khi vận hành máy hút bụi công nghiệp, tình trạng máy bị nóng lên diễn ra rất phổ biến. Tình trạng này xảy ra có thể do thiết bị đã không được vệ sinh hợp lý, gây bít tắc tại ống mềm hoặc bàn hút dẫn đến lực hút bị giảm. Hoặc túi lọc bụi đã quá đầy làm cản trở việc thoát khí, tỏa nhiệt của động cơ. Nếu như tình trạng động cơ bị nóng kéo dài có thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động của máy hút bụi do đó người dùng cần thường xuyên theo dõi để bảo trì kịp thời.