Nhạc Chế Doremon Không Cảm Xúc

Nhạc chế đã có từ rất lâu, nhiều thế hệ trước đây cũng thuộc làu rất nhiều bài hát độc lạ. Nhưng với độ lan truyền chóng mặt từ các nền tảng mạng xã hội hiện nay lại dấy lên tranh cãi trong giới trẻ: Liệu có nên nghe nhạc chế?


Chế “hay” hay chế “dở”?

Nhạc chế khi tìm kiếm trên mạng xã hội hiện nay không khó để bắt gặp các video hay còn gọi là “parody” của nhiều nghệ sĩ hay YouTuber nổi tiếng như Hậu Hoàng, Vanh Leg, Thiên An, Di Di… với các bài hát chế độc lạ, mới mẻ và được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Điển hình như MV parody “Sức mạnh của sao đỏ” của Hậu Hoàng đạt đến 250 triệu lượt xem, MV parody “Chị đại chuyển trường” (3 phần) của “Thánh nữ nhạc chế” Thiên An đạt gần 170 triệu lượt xem.

Bạn đang xem: Nhạc chế doremon không cảm xúc

Nói về lý do vì sao nhạc chế lại được yêu thích, nhạc sĩ Dương Khắc Linh cho hay: “Nhạc chế từ hồi nào giờ đã có rồi, ngày xưa còn được nghe từ băng cassette và thường dùng để giải trí là chính. Bây giờ mạng xã hội phát triển thì lại càng dễ tiếp cận hơn nữa”.

Nhạc sĩ còn cho biết thêm vì đời sống ngày càng phức tạp hơn, áp lực chuyện đi làm, đi học và đặc biệt là sau dịch Covid-19 nên nhiều người muốn nghe nhạc chế vì có giai điệu vui, nhanh gọn, có thể giải trí ngay lập tức.

“Giới trẻ hiện nay thích nghe nhạc theo trend chứ ít nghe những bài nhạc xưa nữa. Và thường trend nhạc này hết “hot”, họ sẽ chuyển sang trend nhạc khác”, nhạc sĩ Linh cho hay.

*

Một số bài hát chế trên mạng xã hội

Chụp màn hình

Nhưng đi cùng với sự phát triển bùng nổ của thị trường nhạc chế là sự biến tướng đáng lo ngại khi có một số sản phẩm lại có ngôn từ, hình ảnh phản cảm, bạo lực khiến nhiều người khó chịu.

Trong bài nhạc chế “Thích thì chơi” với hơn 7 triệu lượt xem trên YouTube, ngoài những hình ảnh bạo lực, phản cảm về phong cách giang hồ, ăn chơi thì câu từ trong bài hát lại rất dung tục nhưng không khuyến cáo cho người xem như “thằng ngu”, “con chó”, “con đần”… Và gần đây nhất là bài hát chế về bộ truyện tranh “Doraemon” rất lan truyền trên mạng xã hội với lời bài hát tranh cãi vì phá nát tuổi thơ: “Má Xeko thì nghèo, má Chaien thì giàu còn Nobita luôn ăn hiếp bạn bè/Nobita thầm yêu Xuka, hái hoa hồng tặng cho Chaien/Nếu Chaien bằng lòng lấy Nobita làm chồng, thì Nobito chào đời”. Thậm chí, bài hát này còn được remix lại là lên xu hướng ở rất nhiều nền tảng như TikTok, YouTube… với độ lan truyền chóng mặt.

Và trên nhiều diễn đàn, nền tảng mạng xã hội khác nhau đã bùng lên những tranh cãi xung quanh việc “nghe nhạc chế là tốt hay xấu?”, đặc biệt thu hút rất nhiều ý kiến của người trẻ quan tâm đến nhạc chế.

Xem thêm: Hội Tuyển Cộng Tác Viên Make Up, Cộng Tác Viên Makeup Hà Nội

Cân nhắc cho việc sáng tạo

Là người hay nghe những bài nhạc chế trên mạng, Dương Tuyết Nhi (sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng TP.HCM) cho biết: “Thường tôi hay nghe các bài nhạc chế có sự hài hước, gần gũi với cuộc sống đời thường của Vanh Leg như “Đời anh xe ôm”, “Anh Thơ Nụ”. Về bài hát chế “Doraemon” thì tôi nghe cũng vui nhộn, hài hước, ca từ thì không có phản cảm, thích hợp để giải trí vì một số chương trình hài kịch cũng có sử dụng các bài hát chế để đem lại tiếng cười”.

Khác với Nhi, Phạm Thị Hồng Loan, sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, khá khó tính với dòng nhạc này: “Tôi cũng hay vô tình nghe được một vài bài nhạc chế trên mạng, nhưng có nhiều bài tôi thấy câu từ rất phản cảm, theo “trend” rất gượng ép và đa phần xu hướng về bạo lực rất nhiều”.

Nói về bài hát gây tranh cãi gần đây, Hồng Loan cũng cho biết bài hát chế đã xuất hiện từ 10 năm trước nhưng với sự tò mò của giới trẻ và lan truyền từ mạng xã hội nên nhanh chóng “viral” lại.

*

Một số bài nhạc chế có câu từ, hình ảnh không phù hợp với giới trẻ

chụp màn hình youtube

“Tôi nghe rất nhiều lần trên TikTok, do bài hát đã là xu hướng trên nền tảng này rồi. Lúc đầu tôi không hiểu bài hát lắm vì nó phá vỡ đi những điều mà tôi biết về các nhân vật trong “Doraemon”. Với những người đã là người hâm mộ lâu năm của bộ truyện này thì những câu từ trong bài hát lại gây cảm giác khó chịu và khá vô nghĩa”, Hồng Loan cho hay.

Nhạc sĩ Dương Khắc Linh cho hay đa phần mọi sáng tác về nhạc chế đều rất tự do vì mục đích hướng tới là chỉ làm cho vui, chỉ khi nào liên quan đến mục đích lợi nhuận như biểu diễn, quảng cáo… thì mới xin phép tác giả bài hát gốc.

“Tính chất của nhạc chế cũng hướng đến việc thư giãn và tạo ra tiếng cười nên việc những bài hát này xuất hiện trên các chương trình giải trí thì cũng là điều bình thường. Nhưng bộ phận kiểm duyệt cũng nên cân nhắc những bài hát có câu từ phản cảm, bạo lực để tránh gây ảnh hưởng đến người xem, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ”, nhạc sĩ cho biết.

Và theo nhạc sĩ, nhạc chế hoàn toàn có thể được đón nhận và sử dụng trên nhiều nền tảng khác nhau với điều kiện thỏa mãn được sự phù hợp và không gây tranh cãi đến dư luận.

“Nội dung bài hát phải có ý nghĩa, có thông điệp; câu từ và hình ảnh nên tránh các nội dung tiêu cực, phản cảm như bạo lực, tự tử, tình dục… Và nên có khuyến cáo nếu sản phẩm dành cho đối tượng riêng biệt”, nhạc sĩ Dương Khắc Linh nói.

Để nhạc chế được nhiều người đón nhận tích cực và không gây tranh cãi thì các nhà sáng tạo nội dung về nhạc chế nên cân nhắc đừng vì lợi nhuận, “câu view”, tạo ra những nội dung trái sự thật, mang tính tiêu cực, làm ảnh hưởng đến thế hệ trẻ.