RĂNG HÀM DƯỚI MỌC LỆCH VÀO TRONG

Tình trạng răng lệch lạc thì ảnh hưởng của nó càng nặng nề, bởi vậy việc điều trị là hoàn toàn cần thiết. Nếu bạn đang quan tâm đến cách khắc phục tình trạng này thì hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây của sushibarhanoi.com nhé. 


Các kiểu răng cửa mọc lệch phổ biến

Răng mọc lệch lạc, sai vị trí dẫn tới sai khớp cắn là tình trạng nhiều người gặp phải. Khuyết điểm này ảnh hưởng tới nụ cười và tính thẩm mỹ trên gương mặt của mỗi người. Dưới đây là những kiểu răng mọc lệch lạc thường gặp: 

Răng bị lệch vào trong hoặc ra ngoài
*
Răng hô
*
Răng móm

Đây tình trạng phổ biến, nhiều người gặp phải nhất. Những trường hợp như vậy còn được gọi là hô (vẩu) hoặc móm. Cụ thể:

– Nếu răng mọc lệch vào trong ở hàm trên gọi là răng móm

– Mọc nghiêng ra ngoài ở hàm trên gọi là răng hô (vẩu)

– Bị lệch vào trong ở hàm dưới gọi là răng hô (vẩu)

– Bị lệch ra ngoài ở hàm dưới gọi là răng móm

Dấu hiệu nhận biết tình trạng này khá dễ thấy. Nếu nhìn theo góc nghiêng hoặc ngang thì bạn sẽ thấy phần môi trên hoặc môi dưới bị nhô ra hoặc thụt vào bất thường.

Bạn đang xem: Răng hàm dưới mọc lệch vào trong

Với các trường hợp nhẹ thì cũng hơi khó thấy, cần đứng theo góc ngang và nhe răng ra mới có thể nhận biết được. 

Răng cửa mọc lệch hình chữ V 

Đây là tình trạng 2 răng cửa bị nghiêng theo 2 chiều trái ngược với nhau tạo thành hình chữ V. Đây cũng là kiểu mọc lệch khá phổ biến và đôi khi xảy ra trên cả 2 hàm.

Thông thường những chiếc răng cửa cánh bướm sẽ có hình thể tương đối to. Vì vậy chúng trông khá thô kệch so với các răng còn lại, gây mất thẩm mỹ trầm trọng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng mọc lệch lạc 



– Di truyền: Nếu bố mẹ có răng lệch lạc, hô, móm hoặc khớp cắn không chuẩn thì về sau thì con cái cũng có thể bị di truyền bởi những đặc điểm đó.

– Răng sữa mất sớm: Răng sữa có vai trò rất quan trọng trong việc giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí trên cung hàm. Nếu răng sữa mất, gãy hay rụng sớm thì khả năng các răng vĩnh viễn sẽ mọc chen lấn vào vị trí trống dẫn tới tình trạng răng mọc lệch lạc, chen chúc nhau.

– Do một số thói quen xấu: Những thói quen từ nhỏ như mút tay, đẩy lưỡi, thở bằng miệng, bú bình, nghiến răng khi ngủ hay chép miệng… chính là nguyên nhân khiến cấu trúc xương hàm và vị trí răng bị thay đổi dẫn đến tình trạng răng mọc lệch.

Xem thêm: Những Điều Cần Nắm Về Đá Dzi Tây Tạng Thật, Tiêu Chí Phân Loại Đá Dzi Lạt Ma Tây Tạng

Điều chỉnh răng lệch lạc như thế nào? 

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học về chỉnh hình răng, tình trạng răng mọc lệch có thể điều chỉnh được. Niềng răng với các khí cụ cố định với mắc cài và dây cung được sử dụng phổ biến trong điều trị chỉnh răng. 

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống mắc cài liên kết với dây cung và dây thun để gắn cố định lên răng. Sau đó sẽ tác động lực để kéo và xoay chuyển răng về đúng vị trí mong muốn, để cho khuôn răng đều đặn và thẳng hàng, khớp cắn đạt tỷ lệ chuẩn. Niềng răng sớm giúp: 

– Răng mọc đúng vị trí.

– Xương hàm phát triển hài hòa với khuôn mặt, tạo nét thẩm mỹ.

– Hạn chế khả năng điều trị phẫu thuật trong các trường hợp sai lệch xương hàm quá mức.

– Cải thiện việc nuốt và phát âm.

– Loại bỏ các thói quen xấu có thể đưa đến sự phát triển lệch lạc của xương hàm.