Thi hsg quốc gia 2016

Trong các thế kỷ X – XV, cùng với sự nghiệpchính trị, quân sự và phát triển kinh tế, nhân dân Việt Nam đã từng bước xây dựngcho mình một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.

Bạn đang xem: Thi hsg quốc gia 2016


Về tư tưởng, tôn giáo, đó là tư tưởng của Nhogiáo, Phật giáo và Đạo giáo được du nhập từ Trung Quốc. Trong các thế kỷ X-XIV,Phật giáo giữ vai trò đặc biệt quan trọng, đến thời Lê sơ Nho giáo thì Nho giáođược đưa lên vị trí độc tôn.
Về giáo dục, nền giáo dục Nho học từng bướcđược hoàn thiện và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan chức và người tàicho đất nước. Nhà nước phong kiến đã có những chính sách phát triển giáo dụcnhư lập Văn Miếu năm 1070, tổ chức các kỳ thi, dựng bia ghi tên tiến sĩ…
Về văn học, đã để lại nhiều tác phẩm thơ vănnổi tiếng, bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm thể hiện niềm tự hào dân tộc và yêu nướcsâu sắc như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Ức Trai thi tập, Hồng Đức quốc âmthi tập…
Nghệ thuật phát triển phong phú và đa dạng baogồm kiến trúc, điêu khắc, hội họa, sân khấu chèo, tuồng, múa rối nước, ca múa,lễ hội đua thuyền, đấu vật…
Khoa học – kỹ thuật cũng đạt được nhiều thànhtựu quan trọng trong lĩnh vực sử học (Đại Việt sử ký, Đại Việt sử ký toàn thư),địa lý (Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ) nghiên cứ quân sự (Binh thư yếu lược),nghiên cứu chính trị (Thiên Nam dư hạ), toán học (Đại thành toán pháp). Kỹ thuậtxây thành, đóng tàu, đúc súng cũng phát triển mạnh dưới thời nhà Hồ.
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nướchiện nay cần kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc, truyền thống hiếu học,trọng dụng hiền tài, các giá trị nghệ thuật truyền thống dân tộc, các giá trịkhoa học – kỹ thuật của cha ông đồng thới phát huy chúng lên một tầm cao mới đểxây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Thứ nhất, các nước ASEAN nằm ở khu vực ĐôngNam Á là nơi có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên nên sớm trở thànhnơi nhòm ngó và tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn. Trong thời kỳ Chiếntranh lạnh, các nước lớn đã dựa vào sức mạnh quân sự của mình để can thiệp vàocông việc nội bộ của các nước Đông Nam Á (như ở các nước Đông Dương), dẫn đến bấtổn về an ninh chính trị ở đây. Từ đó, kéo theo tình trạng chạy đua vũ trang,chiến tranh cục bộ mà nạn nhân chính là các nước Đông Nam Á.
Thứ hai, sự khác biệt về lịch sử hình thànhvà phát triển nên các quốc gia ASEAN có sự khác biệt về thể chế chính trị (ViệtNam theo thể chế cộng hòa dân chủ nhân dân, Campuchia, Thái Lan theo chế độquân chủ lập hiến, Xingapo theo thể chế cộng hòa đại nghị). Do đó quan điểmchính trị về các vấn đề trong và ngoài khu vực của mỗi nước hoàn toàn không giốngnhau, đôi khi xảy ra bất đồng. Đây là một trong những nguyên nhân cản trở quátrình hợp tác và phát triển của các nước ASEAN.
Do đó, ngay từ khi thành lập ASEAN đã hướng tớimục tiêu chung là giữ vững an ninh chính trị nhằm duy trì hòa bình và ổn địnhtrong khu vực. Đồng thời, Hiệp định Bali 1976 đã xác định những nguyên tắc cơ bảntrong quan hệ giữa các nước ASEAN là tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ;không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọavũ lực đối với nhau; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Với vai trò là thành viên của ASEAN Việt Namluôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong việc giữ gìn hòa bình, anninh chính trị khu vực, giải quyết tranh chấp trong khu vực bằng biện pháp hòabình. Việt Nam cũng góp phần tiến tới xây dựng một cộng đồng ASEAN về mặt chínhtrị, góp phần xây dựng khu vực Đông Nam Á ngày càng phát triển.
Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dânViệt Nam từ năm 1885 đến năm 1930 diễn ra liên tục, mạnh mẽ, thể hiện ý chíkiên cường và bất khuất của nhân dân ta.
Trước hết là phong trào yêu nước theo hệ tưtưởng phong kiến diễn ra từ năm 1885 đến cuối thế kỷ XIX, tiêu biểu là phongtrào Cần vương dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước, trong đó mạnh mẽ nhấtlà cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo. Bên cạnh đó còn có cuộckhởi nghĩa nông dân ở Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo.
Bước sang đầu thế kỷ XX, khi ngọn cờ phong kiếnđã lỗi thời, các sĩ phu yêu nước tiến bộ Việt Nam đã đón nhận trào lưu tư tưởngdân chủ tư sản từ nước và phát động thành một phong trào yêu nước và cách mạngrộng lớn với hai khuynh hướng đấu tranh là bạo động của Phan Bội Châu và duytân của Phan Châu Trinh.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫnxã hội Việt Nam ngày càng trở nên gay gắt, phong trào dân tộc dân chủ diễn ra mạnhmẽ với sự tham của các tầng lớn nhân dân. Tiêu biểu là phong trào đấu tranh củagiai cấp tư sản dân tộc theo xu hướng cải lương, thành lập Đảng lập hiến. Cáccuộc đấu tranh đòi dân chủ, tự do của giai cấp tiểu tư sản ở thành thị. Phongtrào công nhân cũng có bước phát triển mới, chuyển từ đấu tranh tự phát sang tựgiác với cuộc bãi công ở Ba Son năm 1925.
Trong bối cảnh đó, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp nhậnchủ nghĩa Mác-Lênin, lựa chọn con đường cách mạng vô sản cho dân tộc Việt Namvà truyền bá con đường đó vào nước ta, làm phong trào yêu nước và cách mạng ViệtNam chuyển dần sang khuynh hướng vô sản. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên vàTân việt cách mạng đảng là những tổ chức cách mạng lãnh đạo phong trào vô sản ởnước ta từ năm 1925. Đến cuối năm 1929, hai tổ chức này đã phát triển thành 3 tổchức cộng sản là Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng và Đông Dương cộngsản liên đoàn.
Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng tư sảnvẫn tiếp diễn dưới sự lãnh đạo của Việt Nam Quốc dân đảng, song cuối cùng đã bạisau thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái vào tháng 2/1930.
Cùng thời điểm đó, ba tổ chức cộng sản đã hợpnhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sửcách mạng Việt Nam.
Như vậy, phong trào yêu nước chống Pháp từnăm 1885 đến năm 1930 diễn ra theo 3 khuynh hướng phong kiến, tư sản và vô sản.Do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là đường lối đấu tranh chưa đúng đắn nên cácphong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản lần lượt thất bại,chỉ có phong trào theo khuynh hướng vô sản là tiếp tục phát triển và giành đượcquyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm1930. Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giải phóng dân tộc và tiến hànhxây dựng chủ nghĩa xã hội cho đến ngày hôm nay.
Trongthực tế, ở Việt Nam và Đông Dương, thực dân Pháp đã thi hành chính sách thờichiến rất trắng trợn. Chúng phátxít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn ápphong trào cách mạng của nhân dân, tập trung lực lượng đánh vào Đảng Cộng sảnĐông Dương. Hàng nshìn cuộc khám xét bất ngờ đã diễn ra khắp nơi. Một số quyềntự do, dân chủ đã giành được trong thời kỳ 1936-1939 bị thủ tiêu. Chúng ban bốlệnh tổng động viện, thực hiện chính sách "kinh tế chỉ huy"nhằm tăng cường vơ vét sức người, sức của để phục vụ chiến tranh của đế quốc.Hơn bảy vạn thanh niên bị bắt sang Pháp để làm bia đỡ đạn.
Kểtừ khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đãhọp Hội nghị lần thứ sáu (tháng 11-1939), Hội nghị lần thứ bảy (tháng 11-1940)và Hội nghị lần thứ tám (tháng 5-1941). Trên cơ sở nhận định khả năng diễn biếncủa Chiến tranh thế giới thứ hai và căn cứ vào tình hình cụ thể trong nước, BanChấp hành Trung ương đã quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược như sau:
Mộtlà, đưa ra nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Ban chấp hành Trung ươngnêu rõ máu thuẫn chủ yếu ở nước ta đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là mâuthuẫn giữa dân tộc ta với bọn đế quốc, phátxít Pháp - Nhật. Bởi “Trong lúc nàynếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tựdo cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãikiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòilại được”.
Đểtập trung cho nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng lúc này, Ban Chấp hành Trung ươngquyết định tạm gác lại khẩu hiệu "Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dâncày", thay bằng khẩu hiệu "Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và ViệtNan cho dân cày nghèo", "Chia lại ruộng đất công cho công bằng vàgiảm tô, giảm tức"...
Hailà, quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết tập hợp lực lượng cáchmạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc. Để tập hợp lực lượng cách mạng đông đảotrong cả nước, Ban Chấp hành Trung ương quyết định thành lập Mặt trận Việt Namđộc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh thay cho Mặt trận thống nhất dân tộcphản đế Đông Dương; đổi tên các Hội phản đế thành Hội cứu quốc (Công nhân cứuquốc, Nông dân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Phụ lão cứuquốc, Thiếu niên cứu quốc…) để vận động, thu hút mọi người dân yêu nước khôngphân biệt thành phần, lứa tuổi, đoàn kết bên nhau đặng cứu Tổ quốc, cứu giốngnòi.
Balà, quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang lả nhiệm vụ trung tâm củaĐảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại. Để đưa ra cuộc khởi nghĩa vũtrang đến thắng lợi, cần phải ra sức phát triển lực lượng cách mạng, bao gồmlực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, xúc tiến xây dựng căn cứ địa cáchmạng. Ban Chấp hành Trung ương chỉ rõ: Việc "chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệmvụ trung tâm của Đảng ta và dân ta trong giai đoạn hiện tại". Trung ươgquyết định duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn và chủ trương thành lập những độiđu kích hoạt động phân tán, dùng hình thức vũ trang vừa chiến đấu chống địch,bảo vệ nhân dân, vừa phát triển cơ sở cách mạng, tiến tới thành lập khu căn cứ,lấy vùng Bắc Sơn, Vũ Nhai làm trung tâm.
BanChấp hành Trung ương xác định phương châm và hình thái khởi nghĩa ở nước ta:"Phải luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội thuậntiện hơn cả mà đánh lại quân thù... với lực lượng sằn có, ta có thể lãnh đạomột cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể dành thắng lợimà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn".

Xem thêm: Lố 6 Hộp Kem Dưỡng Trắng Da Mặt Tigon Giảm Chỉ Còn 25,000 Đ, Kem Dưỡng Trắng Da Mặt Tigon


BanChấp hành Trung ương còn đặc biệt chú trọng công tác xây dựng Đảng nhằm nângcao lực lượng tổ chức và lãnh đạo của Đảng, đồng thời chủ trương gấp rút đàotạo cán bộ, cán bộ lãnh đạo, cán bộ công vận, nông vận, binh vận, quân sự vàđẩy mạnh công tác vận động quần chúng.
Vớitinh thần độc lập, tự chủ, sáng lạo Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã hoàn chỉnhsự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược nhằm giải quyết mục tiêu số một của cáchmạng là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương đứng đắn để thực hiện mụctiêu ấy.
Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập,chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân cácnước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quânsự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết địnhtương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệpcủa nước ngoài.
Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Namcó hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vếtthương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùngcó lợi với Việt Nam.
Với hiệp định Pari, ta đã buộc Mỹ phải côngnhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất vàtoàn vẹn lãnh thổ. Đây là bước thắng lợi lớn của nhân dân ta so với Hiệp địnhGiơnevơ 1954: Mỹ phải rút quân ngay về nước mà không phải đợi đến 2 năm tập kếtvà phân chia đất nước, nhân dân miền Nam Việt Nam được quyền tự quyết địnhtương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không phải mất 2 năm và chịusự giám sát của ủy ban quốc tế. Chúng ta đã thành công trong việc “đánh cho Mỹcút” tạo điều kiện thuận lợi để “đánh cho Ngụy nhào” năm 1975 giải phóng hoàntoàn miền Nam thống nhất đất nước.
Sau Hiệp định Giơnevơ, đếquốc Mỹ tìm mọi cách thay thế thực dân Pháp ở miền Nam với âm mưu từng bướcbiến miền Nam thành căn cứ quân sự và thuộc địa kiểu mới ở Đông Nam Á. Âm mưu đóđược tiến hành bằng cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài trong suốt 5 đời tổngthống Mỹ.
Chiến tranh xâm lược ViệtNam là một bộ phận quan trọng trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đếquốc Mỹ, chống chủ nghĩa xã hội và phong trào giải phóng dân tộc, nhằm tăngcường vị trí sen đầm quốc tế của Mỹ trên trường quốc tế. Đất nước ta trở thànhnơi thử thách sức mạnh và uy tín của đế quốc Mỹ, là nơi diễn ra cuộc đụng đầulịch sử to lớn.
Nhưng nhân dân Việt Nam đãchiến đấu anh dũng và giành thắng lợi vẻ vang, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari1973 rút khỏi nước ta và giải phóng hoàn toàn miền Nam mùa xuân 1975, thốngnhất đất nước.
Thắng lợi của nhân dân tađã làm nội bộ nước Mỹ bị chia rẽ sâu sắc, các tổng thống Mỹ Ken-nơ-đi thì bị ámsát, Nich-xơn thì buộc phải từ chức, phong trào phản chiến của người dân Mỹdiễn ra mạnh mẽ. Uy tín của Mỹ trên trường quốc tế bị suy giảm nghiêm trọng.Sau khi thất bại của Mỹ ở Việt Nam, khối SEATO (Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á)cũng giải thể, tạo ra xu thế hòa dịu, đối thoại trong quan hệ quốc tế ở khu vựcĐông Nam Á và trên thế giới.
Thắng lợi của nhân dân tađã tạo điều kiện cho Lào và Campuchia cùng được giải phóng vào năm 1975. Đồngthời, cỗ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào đấutranh giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mỹ Latinh.
Do đó có thể thấy, nhậnđịnh “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là một sự kiện có ýnghĩa quốc tế to lớn và mang tính thời đại sâu sắc” của Đảng ta là hoàn toànđúng đắn.
Điều đó chứng tỏ con đường cách mạng vô sản mà Nguyễn ÁiQuốc – Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường cách mạng vô sản cho dân tộcViệt Nam là hoàn toàn đúng đắn.
Hiến chương thành lập của Liên hợp quốc năm1945 nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới,phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốctế giữa các nước. Xuất phát từ cơ sở đó Liên hợp quốc đã đưa ra nguyên tắc giảiquyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tếlà một trong các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Các quốc gia có nghĩavụ phải giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình thông qua các biện pháp phivũ lực.
Thứ nhất, tuyên bố lập trường nhất quán của Việt Nam về vấn đề Biển Đông đó là mọi tranh chấpđược giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Trong đócó Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xửcủa các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002.
Thứ hai, đưa ra đầy đủ bằng chứng lịch sử vàcơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa, từ đó khẳng định mọi hành vi của quốc gia khác tại hai quần đảo nàymà không được sự cho phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị.
Thứ ba, không làm tình hình trở nên căng thẳng,không mở rộng phạm vi tranh chấp, tiền hành đàm phán với Trung Quốc nhằm tìm kiếmmột biện pháp tốt nhất cho việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.
*

Xem đáp án tại đây Nguồn tham khảo: 1.http://suhoctre.hisforum.net/ 2.http://dethi.violet.vn/ 3. https://vndoc.com/
*

ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM HỌC 2017 – 2018


Đáp án tham khảo Câu I. – Những biểu hiện cho thấy xu hướng về châu Á ngày càng đậm nét trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản từ năm 1973 đến nay: + Từ năm 1973 đến năm 1991, với tiềm lực kinh tế - tài chính ngày càng lớn mạnh, Nhật Bản bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới, điểm nổi bật của chính sách này là sự “trở về châu Á” của Nhật Bản với việc đề ra học thuyết Phucưđa (1977) và được Thủ tướng Kaiphu tiếp tục phát triển trong tình hình mới thành học thuyết Kaiphu vào năm 1991. Nội dung cơ bản của các học thuyết này là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN. + Năm 1973, Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và bình thường hóa mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Tháng 8-1977, Thủ tướng Nhật Phucưđa đi thăm một loạt nước Đông Nam Á nhằm tìm lại vị trí của nước Nhật ở nơi đây. +Từ năm 1991, bên cạnh việc tiếp tục liên minh chặc chẽ với Mĩ, Nhật Bản đề ra các Học thuyết Miyadaoa (1993) và
*

ĐÁP ÁN THAM KHẢO Câu 1. (2,5 điểm) Nhận xét về khuynh hướng chính trị, kết cục và ý nghĩa của các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Đáp án tham khảo Các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX diễn ra theo hai khuynh hướng chính trị: khuynh hướng phong kiến và khuynh hướng dân chủ tư sản. –Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX theo khuynh hướng phong kiến: +Hệ tư tưởng phong kiến vẫn tồn tại cho dù giai cấp này đã mất vai trò lịch sử, nhân dân Việt Nam vẫn còn tiếp tục sử dụng hệ tư tưởng phong kiến để đánh Pháp. Nếu khuynh hướng này thành công sẽ dẫn đến sự ra đời của nhà nước phong kiến tồn tại, chưa giải quyết triệt để những mâu thuẫn của xã hội. +Ba cuộc khởi nghĩa tieu biểu nhất trong phong trào Cần vương là: Cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887) do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo; Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1885-1892) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo; Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) do Phan Đìn