Cuộc đời nhân vật lịch sử: nam phương hoàng hậu

Năm 1932 vua Bảo Đại về nước sau mười năm học tập ở Pháp. Bảo Đại (sinh 1913) là một ông vua đẹp trai, có Tây học, ham thích thể thao, săn bắn và âm nhạc, là hình ảnh lý tưởng của con gái Việt Nam, đặc biệt là con gái Huế thời bấy giờ và mãi nhiều năm về sau. Nhiều nhà quyền quý, có con gái đều nhắm đến vị Hoàng đế trẻ tuổi này.Bạn đang xem: Tiểu sử nam phương hoàng hậu

Sau ngày Bảo Đại về nước, bà Từ Cung – mẹ đẻ của vua Bảo Đại, đã chọn cô Bạch Yến con ông Phó bảng Nguyễn Đình Tiến quê ở làng Chí Long (Phong Điền, Thừa Thiên) để chuẩn bị tiến cung. Cô Bạch Yến được dạy đàn ca, thơ phú, dạy ăn nói, đi lại cho đúng với lễ nghi trong cung cấm. Hằng ngày cô được tắm gội bằng sữa dê để giữ làn da đẹp. Nhưng rồi thật bẽ bàng, cuối cùng cô Bạch Yến đã không được Bảo Đại lưu ý.

Bạn đang xem: Cuộc đời nhân vật lịch sử: nam phương hoàng hậu

Bởi vì Bảo Đại đã yêu cô Nguyễn Hữu Thị Lan (sinh 1914), con một nhà hào phú Nam bộ là ông Nguyễn Hữu Hào (gốc Gò Công). Bà còn là cháu ngoại ông Lê Phát Đạt, tức Huyện Sỹ – người giàu nhất Nam bộ đầu thế kỷ XX, Nguyễn Hữu Thị Lan là người nổi tiếng xinh đẹp, từng ba năm liền đạt giải hoa hậu Đông Dương.Tuy nhiên, với quyết định này của nhà vua, đã khiến Thái Hậu Từ Cung vô cùng phiền lòng, còn triều đình như phải đối mặt với một cơn sóng dữ.Bà Từ Cung bày tỏ không đồng tình việc Bảo Đại đòi lấy cô Nguyễn Hữu Thị Lan, vì tuy là con nhà giàu nhưng cha mẹ không có chức tước gì trong triều đình. Huống chi lại theo đạo Công giáo!.


*

Nam Phương hoàng hậu trong triều phục năm 1934

Bảo Đại còn cứng rắn thưa với mẹ rằng, nếu không lấy được Nguyễn Hữu Thị Lan thì thà ở vậy suốt đời. Vua cũng cam kết Hoàng hậu sẽ thắp nhang cúng vái tổ tiên theo đúng phong tục tập quán của người Việt.

Tôn Thất Đàn, cựu thượng thư bộ Hình định thảo một kiến nghị có chữ ký của các đại thần đứng đầu các Bộ và các nha phủ quan trọng trong triều yêu cầu Nhà vua nên từ hôn với Nam Phương. Bản thân ông và bạn bè còn nghĩ đến buộc Nam Phương bỏ Công giáo theo đạo Phật pha trộn với đạo Lão đang thịnh hành ở Việt Nam nếu cứ lấy Bảo Đại. Vị cựu thượng thư còn nói thêm có một vài vị quan quyền cao đức trọng tỏ ý thà chết còn hơn được thấy việc hôn nhân này vi phạm những nguyên tắc của nhà nước quân chủ.

Xem thêm: Iphone 8 Và Iphone 8 Plus Sản Xuất Năm Nào, Bộ Đôi Iphone 8 Và Iphone 8 Plus Khai Tử

Nhưng cuối cùng do sự quả quyết của Bảo Đại, bà Từ Cung và các quan đình đành phải nghe theo vua.

Việc phong hoàng hậu này cũng lại là một biệt lệ, vì bà cùng với Thừa Thiên Cao Hoàng hậu, chính thất của Nguyễn Thế Tổ Gia Long hoàng đế, là 2 vị Hoàng hậu duy nhất trong hoàng tộc nhà Nguyễn mang tước vị Hoàng hậu khi còn sống.

Bảo Đại giải thích hai chữ Nam Phương như sau: “Tôi đã chọn tên trị vì của hoàng hậu mới là Nam Phương, có nghĩa là “Hương thơm của miền Nam” và tôi đã ra một chỉ dụ, đặc biệt cho phép bà được phục sức màu vàng, là màu dành riêng cho Hoàng đế”.

Với tư cách hoàng hậu, Nam Phương đã giúp cho vua Bảo Đại trong các hoạt động ngoại giao, đón tiếp các quốc khách, giao thiệp với Pháp. Nam Phương là vị Đệ nhất phu nhân Việt Nam đầu tiên được giao phụ trách các công việc xã hội, làm khuyến học, khen thưởng học sinh giỏi, giúp đỡ người nghèo, đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội.Hoàng hậu Nam Phương có với Bảo Đại 5 người con. Hai hoàng tử và ba công chúa.

Nam Phương Hoàng hậu rời Việt Nam năm 1947. Những năm cuối đời, bà sống lặng lẽ cùng các con tại Perche, một làng cổ ở Chabrignac, tỉnh Corrèze, vùng Limousin nước Pháp. Bà mất ngày 14 tháng 9 năm 1963, đám tang được tổ chức một cách sơ sài lặng lẽ, thưa thớt, vắng vẻ. Bên ngôi mộ đơn sơ có tấm bia khắc chữ Pháp:

CI REPOSE L’IMPÉRATRICE D’ANNAM NÉE MARIE THÉRÈSE NGUYEN HUU THI LAN(Đây là nơi an nghỉ của Hoàng hậu nước An Nam, nhũ danh Maria Têrêsa Nguyễn Hữu Thị Lan)