Tứ Đại Danh Tác Của Việt Nam

Đất nước Trung Hoa từ lâu vốn được coi là chiếc nôi của văn hóa thế giới với kho tàng văn học phong phú, đa dạng và đầy chiều sâu. Nổi bật nhất là 4 tác phẩm nổi tiếng như “Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử, Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng” hay còn được mọi người biết đến với cái tên kinh điển “Tứ Đại Danh Tác”. Bạn đã biết gì về 4 tác phẩm này chưa? Nếu chưa thì hãy cùng sushibarhanoi.com tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bạn đang xem: Tứ đại danh tác của việt nam


Tứ đại danh tác hay còn gọi là Tứ đại ngôn tác dùng để chỉ 4 tác phẩm văn học kinh điển lừng danh của Trung Quốc. 4 tác phẩm này được xếp theo thứ tự thời gian xuất hiện lần lượt như sau:


Cả 4 tác phẩm “Tứ đại danh tác này”đều dựa trên những sự kiện lịch sử có thật hoặc diễn ra trong thời kỳ lịch sử của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Tất cả đều dựa trên nền tảng triết học, tâm linh và cả tôn giáo đặc trưng của nền văn minh Trung Hoa.


*

La Quán Trung (1330 - 1400)có biệt hiệu là “Hồ Hải tản nhân”, ông xuất thân từ một gia đình quý tộc, có thể là người Thái Nguyên (có thuyết khác cho rằng ông là người Lư Lăng, Tiền Đường, Đông Nguyên,...) và là một tác giả nổi tiếng vào thời cuối nhà Nguyên đầu nhà Minh ở Trung Quốc.


Ông được nhiều người biết đến với tài năng văn chương xuất chúng,rất giỏi về từ khúc, câu đối, viết được tất cả các loại kịch, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là viết về tiểu thuyết.


Tuổi thanh xuân của ông là những ngày tháng nuôi chí vì vua giúp nước, nhưng sau đó, triều đình nhà Nguyên bị suy tàn, ông bỏ đi phiêu lãng vì thế mới có biệt hiệu là “Hồ Hải tản nhân”. Ông là một trong những người “có chí mưu đồ sự nghiệp bá vương”, La Quán Trung tương truyền từng tham gia vào các cuộc khởi nghĩa chống quân Nguyên của Trương Sĩ Thành. Sau khi Trương Sĩ Thành thất bại, Minh Thái Tổ - Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế, thống trị đất nước Trung Hoa, sau đó ông lui về ở ẩn để sưu tầm và biên soạn tiểu thuyết.


2.1.2. Sự nghiệp văn chương

La Quán Trung được biết đến với nhiều tác phẩm nổi bật như: “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, “Tùy Đường Lưỡng Triều Chí Truyện”, “Tấn Đường Ngũ Đại Sử Diễn Nghĩa”, “Bình Yêu Truyện”,...

2.2. Thi Nại Am


*

2.2.1. Tiểu sử

Thi Nại Am (1296 - 1370), quê quán ở Xương Môn, Tô Châu. Tương truyền rằng ông vốn là một người thông minh từ khi còn bé nhưng do hoàn cảnh gia đình nghèo khó không có tiền đến trường, ông phải tự học bằng cách mượn sách vở của bạn và đứng ngoài cửa lớp học để nghe trộm bài giảng của thầy.

Nhờ người chỉ dẫn, cùng với sự cố gắng và chăm chỉ phi thường, cậu bé Thi Nại Am đã đọc xong các cuốn sách: Đại học, Luận ngữ, Kinh thi, Kinh lễ và nhiều tác phẩm nổi tiếng khác. Thấy cậu bé quá đỗi thông minh, có một ông thầy đồ trong vùng đã nhận cậu về làm học trò mà không cần phải trả tiền.

Vào năm Chí Thuận thứ 2 đời Nguyên Văn Tông (1331), Thi Nại Am vừa bước vào tuổi 36, ông lên kinh đô ứng tuyển và đỗ tiến sĩ, được bổ nhiệm làm Huyện doãn Tiền Đường. Làm quan được 2 năm, do chán ghét cảnh ra luồn vào cúi, Thi Nại Am từ quan về quê mở trường để dạy học, đồng thời dồn sức sáng tác “Giang Hồ Hảo Khách Truyện” (tức bộ truyện nổi tiếng “Thủy Hử” hiện nay). Đó là ước mơ và ý nguyện của cả đời ông, cũng vì ước nguyện ấy mà ông đành từ bỏ con đường quan lộ đầy tươi sáng của bản thân.

2.2.2. Sự nghiệp văn chương

Trong sự nghiệp văn chương của Thi Nại Am, ông viết nhiều bộ truyện như Tùy Đường Chí Truyện, Tam Toại Bình Yên Truyện, Giang Hồ Hảo Khách Truyện nhưng nổi tiếng nhất trong số đó vẫn là bộ truyện Thủy Hử.

Tương truyền rằng mỗi lần viết xong một tác phẩm, Thi Nại Am đều đưa cho các môn sinh của mình xem lại, trong đó có La Quán Trung vừa là môn đệ vừa là bạn văn chương của ông, La Quán Trung đã đóng góp nhiều ý kiến cho Thi Nại Am trong việc biên soạn bộ truyện kinh điển “Thủy Hử”.

2.3. Ngô Thừa Ân

*

2.3.1. Tiểu sử

Ngô Thừa Ân sinh ra và lớn lên tại Hoài An, tỉnh Giang Tô. Gia đình ông làm nghề buôn bán nhỏ, chuyên bán chỉ và đồ thêu, bên cạnh đó còn có thú tàng trữ sách. Cả ông nội và cha của Ngô Thừa Ân đều xuất thân là quan lại qua đường khoa cử.

Ông học tại Nam Kinh Thái học (Đại học Nam Kinh cổ) trong hơn 10 năm. Tương truyền từ bé, Ngô Thừa Ân đã say mê những loại truyện thần tiên yêu quái. Khi bị cha cấm, ông trốn cha mình mang những cuốn sách thể loại đó ra chợ ngồi đọc. Lớn lên, ông trở nên khẳng khái, những câu nói của ông lúc bấy giờ thể hiện đúng tính cách của ông “không để người đời thương hại”, “trong lòng mãi mãi dao trừ tà, muốn dẹp sạch đi, buồn không đủ sức”.

Năm 67 tuổi, Ngô Thừa Ân đến Bắc Kinh để được tuyển dụng làm quan, ông nhận một chức quan nhỏ tại huyện Trường Hưng. Ít lâu sau vì không chịu được cảnh luồn cúi, ông từ chức ra về. Ông còn được tiến cử vào giữ chức kỉ thiện trong Kinh Vương phủ, chuyên coi việc lễ nhạc và văn thơ, nhưng được 3 năm thì bất đắc chí xin từ quan về nhà. Lúc đó ông cũng đã bước sang tuổi 70. Từ đây, Ngô Thừa Ân sống bằng nghề viết văn, thơ và được hơn 10 năm thì mất.

2.3.2. Sự nghiệp văn chương

Tác phẩm của Ngô Thừa Ân cực kỳ phong phú nhưng bị mai một gần hết. Kho tàng truyện truyền thuyết, thần thoại dân gian mà ông yêu thích say mê từ nhỏ đã được vận dụng để sáng tác. Điều này thể hiện rõ rệt trong các tác phẩm như Thụy Long Ca, Nhị Lang Sưu Sơn Ca,..Di cảo còn lại của ông sau này được tập hợp trong bộ Xạ Dương Tiên Sinh (trọn bộ 4 quyển).

Cả đời chật vật nhưng Ngô Thừa Ân vẫn quyết tâm hoàn thành tác phẩm nổi tiếng “Tây Du Ký”. Tuy thi cử lận đận, cuộc đời không có được địa vị cao quý, nhưng ông đã để lại cho đời sau một tác phẩm kinh điển.

2.4. Tào Tuyết Cần

*

2.4.1. Tiểu sử

Tào Tuyết Cần tên thật là Tào Triêm, tự là Mộng Nguyễn, hiệu là Tuyết Cần, Cần Phố, Cần Khê, là một tiểu thuyết gia lừng danh người Trung Quốc, là tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Hồng Lâu Mộng”.

Gia đình thế hệ trước của ông thuộc tầng lớp đại quý tộc thời nhà Thanh Trung Quốc. Từ đời tổ đến đời cha của ông đã thay nhau giữ chức “Giang ninh chức tạo” là một chức quan to thu thuế trong triều đình. Năm lần vua Khang Hy tuần du phương Nam thì hết bốn lần ở lại nhà họ Tào.

Ông nội của ông là Tào Dần, một nhà văn nổi tiếng vùng Giang Ninh. Đến đười của Tào Tuyết Cần thì tất cả sự giàu sang quyền quý của gia đình đều trở thành quá khứ. Gia đình ông bị gặp nạn, ông phải sống trong hoàn cảnh nghèo khổ, phải cùng gia đình đi khắp nơi để mưu sinh. Mười năm cuối đời ông đã dồn toàn bộ tâm huyết và tinh thần vào để tạo nên tác phẩm kiệt tác Hồng Lâu Mộng.

2.4.2. Sự nghiệp văn chương

Mười năm cuối đời của mình, Tào Tuyết Cần đã dồn toàn bộ trí lực để tại nên kiệt tác “Hồng Lâu Mộng” - Một trong “Tứ Đại Danh Tác” nổi tiếng của nền văn học Trung Quốc. Các tác phẩm đã được ông sửa 5 lần trong hoàn cảnh cùng khốn, ốm đau không tiền mua thuốc, con chết,...

Sau khi og mất, 28 năm sau, Cao Ngạc đã dựa vào di thảo của ông để hoàn thiện nốt bằng việc viết tiếp 40 hồi của tác phẩm. Cao Ngạc cũng đã đổi tên “Thạch Đầu Ký” thành “Hồng Lâu Mộng” để phù hợp với nội dung của tác phẩm.

Xem thêm: Tổng Hợp 7 Quán Gà Tần Ngon Ở Hà Nội Thơm Ngon Nức Tiếng, Top 7 Địa Chỉ Ăn Gà Tần Ngon Nhất Hà Nội

3. Giới thiệu tác phẩm

3.1. Tam Quốc Diễn Nghĩa

*

*

Bối cảnh

“Tam Quốc Diễn Nghĩa” hay còn được gọi với tên khác là “Tam Quốc Chí Thông Tục Diễn Nghĩa”. Đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán trung viết vào thế kỷ 14. Bộ tiểu thuyết này kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc (khoảng từ năm 220 đến năm 280) được tác giả viết theo phương thức bảy phần tả thực và ba phần hư cấu chứ không hoàn toàn giống y như trong lịch sử. Bộ tiểu thuyết này được đánh giá là 1 trong 4 tác phẩm văn học cổ điển Trung Quốc xuất sắc nhất.

Tóm tắt nội dung

Tác phẩm “Tam Quốc Diễn Nghĩa” kể về câu chuyện lịch sử kéo dài hơn một trăm năm. Trong quá trình này diễn ra rất nhiều sự kiện lịch sử nổi tiếng. Nhưng dưới ngòi bút tinh tế của tác giả La Quán Trung, các sự kiện này không hề bị rối mà ngược lại mỗi sự kiện diễn ra đều có nguyên nhân và mục đích rõ ràng, hợp tình hợp lý.

Tác phẩm đã phản ánh nguyện vọng tha thiết, cấp bách nhất của nhân dân lúc bấy giờ. Đó là một vị vua anh minh với lòng yêu nước thương dân tha thiết muốn xây dựng nên một đất nước thống nhất và hòa bình. Đặc biệt trong bối cảnh khi người Mông Cổ đang thống trị đất nước Trung Hoa. Tác phẩm còn thể hiện niềm khát vọng của nhân dân có một vị vua dòng máu người Hán có thể lãnh đạo nhân dân để lật đổ triều Nguyên của người Mông Cổ. Từ đó xây dựng lại vương triều mới do người Hán cai trị.

Triết lý nhân sinh

"Đối mặt với nghịch cảnh, chiến đấu đến cùng mới cơ cơ hội thắng"

Chúng ta không phải ai cũng có thể giống như Gia Cát Lượng được trời phú cho tài năng thiên bẩm, cũng không thể giống như Tôn Quyền, sinh ra đã ngậm thìa vàng, nhưng chúng ta có thể hoàn toàn giống với Lưu Bị, bất kể như thế nào cũng luôn giữ cho mình một tinh thần kiên trì sắt thép, không lùi bước trước những nghịch cảnh. Bởi lẽ, chỉ khi tiếp tục chiến đấu tới cùng, ta mới có cơ hội để giành chiến thắng.

Bút pháp nghệ thuật

Đây là tiểu thuyết sử thi nên giọng văn chủ yếu là sự ca ngợi hoặc châm biếm. Các nhân vật anh hùng trong tác phẩm có hình tượng đa dạng với sức mạnh và tài trí hơn người. Tạo ra những cuộc đấu trí đấu võ cực kỳ gay cấn, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng các thế hệ người đọc. Đặc biệt, mỗi câu chuyện trong đây đều luôn chứa đựng những triết lý sống sâu sắc đáng suy ngẫm.

3.2. Thủy Hử

*

*

Bối cảnh

Tác phẩm kinh điển tiếp theo trong bộ “Tứ Đại Danh Tác” là “Thủy Hử”.Truyện được lấy cảm hứng từ những vị anh hùng thời xưa. Đồng thời khai thác triệt để các điển cố, điện tích lịch sử. Truyện cũng đã khai thác triệt để những tính cách đặc trưng của con người Trung Quốc. “Thủy Hử” trong tiếng Trung có nghĩa là “bờ nước”.

Cốt truyện chính là khắc họa hàng loạt nhân vật anh hùng hảo hán. Bên cạnh đó còn kể ra những thành tích của nhóm anh hùng đó chống lại triều đình và quyết định lên Lương Sơn trở thành những tay giặc cướp. Thường được gọi là 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc.

Tóm tắt nội dung

Thi Nại Am đã dành 70 hồi để diễn giải quá trình tập hợp của các vị anh hùng để hình thành quân khởi nghĩa. Mỗi anh hùng có một hoàn cảnh xuất thân khác nhau. Có người thì xuất thân nơi thôn dã, cũng có người dòng dõi thư hương. Họ đều có một điểm chung là bị bất bình với sự áp chế, bóc lột của chính quyền. Họ đã cùng nhau ra tay cứu giúp những người hoạn nạn hoặc tự cứu bản thân mình. Từng nhóm anh hùng được tập hợp và đều tụ họp về Lương Sơn.

Triết lý nhân sinh

"Biết cách làm người mới nên nghiệp lớn"

Trong tác phẩm “Thủy Hử”, nhân vật Tống Giang rất biết cách làm người, luôn giúp đỡ những người nghèo khó giúp tiếng lành đồn xa, đối xử với anh em rất có tình có nghĩa lại rất hào phóng. Hơn nữa, phải thừa nhận rằng Tống Giang có tầm nhìn xa trông rộng, ở thời kỳ của Tiều Cái, quy mô của khởi nghĩa Lương Sơn không quá lớn, nhưng sau khi Tống Giang lên Lương Sơn, quy mô ngày càng được mở rộng, giống như lăn quả cầu tuyết vậy. Trong cuộc sống càng làm người lương thiện bao nhiêu, thành công sẽ càng rộng mở bấy nhiêu.

Bút pháp nghệ thuật

Về mặt kết cấu thì tác phẩm được độc giả đón nhận như hàng trăm tập truyện ngắn ly kỳ, có thể đứng độc lập như những tác phẩm riêng lẻ, nhưng dưới ngòi bút của tác giả Thi Nại Am chúng được xâu chuỗi liền mạch thành một hệ thống hoàn chỉnh. Kết cấu đó mang đặc sắc của những tác phẩm phát triển từ chuyện kể và sợi dây quán xuyến toàn bộ các tác phẩm là sự xung đột giữa chế độ phong kiến bóc lột và tinh thần phản kháng mạnh mẽ của các vị anh hùng hảo hán.

Về việc nỗ lực xây dựng cá tính của những hình tượng nghệ thuật, tác phẩm kinh điển “Thủy Hử” đã vượt thoát được những khuôn khổ “tính cách có sẵn, lý tưởng hóa” của các tác phẩm cổ điển, thay vào đó đã tạo nên những cá tính sinh động và có sức thuyết phục độc giả.

3.3. Tây Du Ký

*

*

Bối cảnh

“Tây Du Ký” được tác giả Ngô Thừa Ân hoàn thành khi ông đã ngoài 70 tuổi. Ngoài Tây Du Ký ông còn viết “Vũ Đỉnh Chí”, đây cũng được coi là bộ truyện chí quái và nhiều tác phẩm văn thơ khác. Về sau này các bộ truyện của Ngô Thừa Ân viết được tập hợp lại thành Xạ Dương tiên sinh tồn cảo, nhưng cho đến ngày nay các bộ sách đó bị thất lạc và tác phẩm còn lại duy nhất của Ngô Thừa Ân là bộ “Tây Du Ký”.

Tóm tắt nội dung

Cuốn tiểu thuyết kể về cuộc hành trình của nhà sư tên Trần Huyền Trang đến Tây Thiên để thỉnh kinh. Đi theo ông là ba đệ tử. Đại đệ tử có 72 phép thần thông biến hóa là Tôn Ngộ Không. Nhị Đệ Tử Trư Bát Giới với 48 phép thần thông và cuối cùng là Tam Đệ Tử Sa Ngộ Tĩnh có 36 phép. Bên cạnh đó con ngựa mà Trần Huyền Trang cưỡi cũng chính là nhân vật do hoàng tử của Long Vương (Bạch Long Mã) biến hóa thành.

Câu chuyện kể về những thử thách cam go mà thầy trò Đường Tam Tạng gặp phải khi trên đường đi thỉnh kinh. Trong suốt quá trình đó họ phải gặp tổng cộng 82 kiếp nạn. Cuối cùng cả 4 thầy trò cũng hoàn thành nhiệm vụ và thỉnh được chân kinh.

Triết lý nhân sinh

"Khó khăn là trạng thái bình thường của cuộc sống"

Đười người thiên biến vạn hóa, khó khăn thử thách không có nghĩa là bất hạnh, đó chẳng qua là một trong những bài kiểm tra của số phận mà thôi.

Bút pháp nghệ thuật

“Tây Du Ký” là một tác phẩm thể hiện trí sáng tạo đỉnh cao của tác giả. Đặc sắc nghệ thuật chủ yếu ở đây là chủ nghĩa lãng mạn. Nó đã kế thừa và phát huy thần thoại cổ đại Trung Quốc, đồng thời cũng thể hiện sức tưởng tượng phong phú và đa dạng của dân tộc Trung Hoa.

3.4. Hồng Lâu Mộng

*

*

Bối cảnh

Tiếp tục với bộ “Tứ Đại Danh Tác” là tác phẩm “Hồng Lâu Mộng. Tác phẩm được Tào Tuyết Cần sáng tác trong khoảng giữa thế kỉ 18 khi triều đại phong kiến đang bắt đầu bị suy tàn và đi tới hồi kết. 80 hồi đầu của tác phẩm là do Tào Tuyết Cần viết, 40 hồi sau do Cao Ngạc viết.

Tóm tắt nội dung

Tác phẩm xoay quanh câu chuyện tình duyên đầy trắc trở của hai anh em con cô con cậu là Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, từ đó mô tả cuộc sống nhiều mặt của một đại gia đình quyền quý đời Thanh từ lúc thịnh vượng cho đến lúc suy tàn trong vòng 8 năm.

Nội dung cuốn tiểu thuyết mở đầu bằng một huyền thoại: Nữ Oa luyện đá ngũ sắc vá trời, tu luyện được năm vạn lẻ một viên. Viên linh thạch còn thừa được đưa về trời để chăm sóc cây tiên Giáng Châu. Thần Anh và Giáng Châu có duyên nợ, chịu ơn nhau nên phải đầu thai xuống trần gian để “lấy hết nước mắt của đời ta để trả lại cho chàng”. Từ đó xảy ra biết bao nhiêu tình cảnh oan gia phong lưu cũng đều phải xuống trần gian để trả duyên nợ, sinh ra bao nhiêu chuyện sau này.

Triết lý nhân sinh

"Luôn mang lòng biết ơn, sống bao dung thì cuộc đời này đâu đâu cũng tràn ngập ánh sáng mặt trời."

Người ta giúp mình trong lúc hoạn nạn, khó khăn, sau này phải “ăn khế trả vàng” là đạo lý thường tình, là việc ai cũng phải nên làm, cái việc đối với người khác là xấu hổ nhưng đối với Lưu lão lão lại là “Chúng ta làm cho thái thái vui, có gì mà phiền!”. Chính nhờ tấm lòng bao dung mà bà nhìn ra được rằng mình không phải đang bị trêu đùa mà người khác cũng không cố ý làm vậy.

Bút pháp nghệ thuật

Đây là tác phẩm đã đánh dấu nét chuyển biến mới của thi pháp tiểu thuyết Trung Quốc. Trước đây chủ yếu là tiểu thuyết Trung Quốc chương hồi như Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử hay Tây Du Ký...chủ yếu là miêu tả hành động lời nói bên ngoài. Nhưng đến với “Hồng Lâu Mộng”, các nhân vật được miêu tả nội tâm sâu sắc, kịch tính và đầy mâu thuẫn.

Có thể nói “Tứ Đại Danh Tác” là bốn tác phẩm nổi tiếng kinh điển nhất của Trung Quốc. Không chỉ lừng danh ở tại đất nước quê nhà mà còn lan rộng ra toàn thế giới. Các tác phẩm chuyển thể từ các tiểu thuyết này cũng nhận được nhiều sự yêu mến và hâm mộ của đọc giả. Hãy cùng sushibarhanoi.com tìm hiểu đọc về 4 tác phẩm nổi tiếng này nhé!