Bao Tay Bao Chân Trẻ Sơ Sinh

Em thấy các mẹ rất hay đeo bao tay bao chân cho con, nhưng hôm trước đọc được bài một bé suýt mất ngón tay vì đeo bao tay mà em hãi quá. Tiện đây bác sĩ cho em hỏi có nên đeo bao tay cho trẻ sơ sinh không, và nếu đeo thì làm thế nào để con không bị thương ạ? Em sắp sinh em bé nên hoang mang quá.

Bạn đang xem: Bao tay bao chân trẻ sơ sinh


Nội dung chính trong bài

1 Đeo bao chân, bao tay ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ?
*
Có nên đeo bao tay bao chân cho trẻ sơ sinh?

Trả lời

Chào bạn,

Trên thực tế chưa có nghiên cứu nào về việc có nên đeo bao tay bao chân cho trẻ sơ sinh hay không, nhưng phần lớn các mẹ Việt đều đeo cho con trong vài tháng đầu đời.

Theo quan niệm của các mẹ, trẻ sơ sinh da rất mỏng, lại dễ nhiễm lạnh nên phải đeo bao để bảo vệ. Hơn nữa, móng tay của trẻ mọc nhanh, nếu không bọc lại thì khi trẻ cào lên mặt hoặc đút tay vào miệng sẽ khiến trẻ bị tổn thương. Thật ra, quan niệm này cũng khá là hợp lý.

Tuy nhiên xét trên phương diện y học, việc đeo bao tay cho trẻ không những không giúp ích cho trẻ mà còn gây hại cho sự phát triển của trẻ. Một số thông tin sau hy vọng sẽ hữu ích với bạn.


Bí quyết NHIỀU SỮA nhưng KHÔNG TĂNG CÂN? Để lại thông tin để được gọi tư vấn MIỄN PHÍ ngay lập tức.


Đeo bao chân, bao tay ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ?

Đeo bao chân, bao tay, mặc quá nhiều đồ bó sát khiến trẻ tăng nguy cơ đột tử

Ở nước ngoài, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh khuyến cáo các mẹ rằng: việc đeo bao chân, bao tay, mũ, quấn quần áo quá nhiều, quá chật làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh(SIDS). Trang Lullabytrust – trang uy tín của Anh cho biết khi trẻ bị quá nóng, thân nhiệt tăng có thể dẫn đến SIDS. Chính vì vậy, khi ở trong phòng, các mẹ nên hạn chế mặc quá nhiều đồ cho trẻ. Thay vì quấn chặt người bé và nghĩ rằng điều đó giúp giữ ấm cho trẻ hãy điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, dễ chịu, không quá nóng hay quá lạnh hoặc mặc quần áo thoải mái cho trẻ và đắp chăn.

Mẹ hãy kiểm tra thân nhiệt của trẻ, xem con có toát mồ hôi ở bụng hay cổ không và điều chỉnh nhiệt độ cũng như quần áo cho trẻ. Chân và tay trẻ có thể lạnh, đó là điều hết sức bình thường. Sai lầm của nhiều bậc phụ huynh là khi trẻ ốm, sốt thường cố giữ ấm cho trẻ, điều này hoàn toàn không nên. Bố mẹ nên cho trẻ mặc ít quần áo và nếu cần thiết hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm.

Nếu trời lạnh, bé chỉ cần mặc một lớp quần áo và đắp chăn để giữ ấm. Tuyệt đối không được mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ, đặc biệt là quần áo chật, ôm sát cơ thể bé. Bố mẹ có thể kiểm tra thân nhiệt của trẻ bằng cách xem con có mồ hôi ở bụng, lưng hay cổ không. Chân và tay trẻ có thể lạnh là chuyện bình thường. Đặc biệt khi trẻ bị ốm, sốt bố mẹ cũng cần mặc ít quần áo, không nên cố giữ ấm trẻ.

Cản trở trẻ phát triển các kỹ năng

Hãy để tay chân bé tiếp xúc với da mẹ và những đồ vật khác trực tiếp thay vì một lớp quần áo dày cộm. Hãy đến da bé tiếp xúc với mẹ khi bú và 2 mẹ con dùng 1 chiếc chăn mỏng.

Ngay từ bé xúc giác của bé đã được kích thích. Bé tập mút tay, mút chân và chạm vào các bộ phận trên cơ thể để chuẩn bị cho việc bú mẹ. Đó là bản năng, đừng để bản năng đó của trẻ bị ngăn cản.

Nếu mẹ lo lắng việc đeo bao tay sẽ khiến trẻ cào cấu mặt thì đừng lo. Những vết cào này không có gì nguy hiểm cả, chúng sẽ mau chóng lành và như vậy trẻ sẽ dần học được cách điều khiển đôi tay của mình để không cào trúng mặt nữa.

Việc đeo bao chân, bao tay cho trẻ không như các mẹ nghĩ là để giữ ấm cho trẻ đâu mà chỉ khiến trẻ bị nóng, khó chịu vì không được thoải mái chạm vào tất cả các đồ vật. Hãy để trẻ khám phá xung quanh và phát triển xúc giác một cách hoàn hảo.

Xem thêm: Nơi Bán Iphone 6 Plus 64Gb Cũ Giá Điện Thoại Iphone 6 Plus 64G B Chính Hãng

Tổn thương vì bao chân, bao tay

Đây không phải là trường hợp hiếm gặp. Mới gần đây, các bác sĩ tại bệnh viện Nhi Đồng 2 (TPHCM) đã tiếp nhận bệnh nhi mới 24 ngày tuổi, đầu ngón tay bị hoại tử, thậm chí có thể nhiễm trùng đến cả ngón tay. Kết quả là bé phải tháo bỏ phần ngón tay bị hỏng. Nguyên nhân là do sợi chỉ thít chặt ngón tay bé khi mẹ đeo bao tay. Trẻ sẽ không cảm nhận được đau và nói với mẹ như với người lớn. Chỉ cần lơ là, mẹ đã khiến bé phải trả giá khá đắt.

Ở trường hợp khác, một bé gái 3 tháng tuổi tại Hà Nội thì may mắn hơn. Do bị viêm đường hô hấp cấp kèm biểu hiện sốt cao. Mẹ đã kiêng tắm rửa cho con. Đến khi tháo bớt quần áo cho trẻ mẹ mới phát hiện ngón tay bé bị quấn chặt bởi chỉ của chiếc bao tay. Đầu ngón tay bắt đầu tụ máu, tím bầm. Rất may vì phát hiện sớm nên bé đã nhanh chóng hồi phục mà không phải tháo khớp như em bé 24 ngày tuổi ở trên.

Đây mới chỉ là 2 trường hợp đáng tiếc ở trẻ do sự chủ quan và thiếu kinh nghiệm của các bậc cha mẹ khi chăm sóc cho trẻ sơ sinh.

Với những lý do trên, chắc các mẹ đã biết có nên đeo bao tay bao chân cho trẻ sơ sinh hay không rồi chứ. Tất nhiên, mẹ có thể đeo cho trẻ nhưng cần biết đeo đúng cách và hãy để ý hơn chút nữa đến những bộ phận này.


Lưu ý khi đeo bao chân, bao tay cho trẻ sơ sinh

– Thứ nhất, cần quan tâm đến chất liệu khi đeo bao tay, bao chân cho bé. Vải tốt nhất là vải cotton mềm, sờ mát tay, thông thoáng để trẻ không bị vã mồ hôi tay, chân.

*
Chọn kỹ chất vải mềm, thông thoáng khi đeo bao tay bao chân cho trẻ

– Thứ hai, trước khi đeo bao tay cho trẻ sơ sinh phải giặt sạch bao, cắt hết chỉ thừa, nếu chỉ này quấn vào ngón tay hay ngón chân bé sẽ rất nguy hiểm, giống như trường hợp mà bạn đã đọc được đó.

– Thứ ba, nên lộn trái bao ra khi đeo cho bé, tương tự như việc lộn quần áo trái cho con để tránh da bé bị tổn thương bởi đường may.

– Mỗi lần vệ sinh cho con phải thay bao tay, bao chân đồng thời quan sát xem con có bị thương chỗ nào hay không.

– Nếu là mùa hè, chỉ đeo bao tay cho con vào tháng đầu tiên, từ tháng thứ hai trở đi hãy để cho con được tiếp xúc với môi trường bên ngoài và học cách cầm nắm. Vào mùa đông có thể kéo dài thời gian đeo bao tay nhưng tuyệt đối phải vệ sinh sạch sẽ.

– Không để con cho bao tay vào miệng, nếu con cho vào miệng thì phải thay bao tay mới.


MẸ LƯU Ý:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Bé cần bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh.

Để tránh tình trạng ít sữa, mất sữa sau sinh mẹ cần đảm bảo sự hoạt động ổn định của hoocmon Prolactin – Đây cũng chính là hoocmon quyết định số lượng và chất lượng sữa mẹ. Vậy làm sao để mẹ tăng được lượng hoocmon Prolactin trong cơ thể? VIÊN UỐNG LỢI SỮA sushibarhanoi.com là giải pháp hoàn hảo cho mẹ.