Đồng phục giao thông vận tải

Bạn đang tìm hiểu về Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM? Bạn muốn biết ngôi trường mình học có điều gì đặc biệt? Chúng ta hãy cùng khám phá những sự thật được "bật mí" dưới đây nhé!


1. Ngành học đa dạng, nhiều phương thức đào tạo

Nhiều bạn nghe Giao thông vận tải thì tưởng là học trường này ra làm cảnh sát giao thông, ra lái xe…Sự thật thì Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh là trường công lập trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, là trường đại học đào tạo đa ngành về lĩnh vực giao thông vận tải. Hiện tại, ở trình độ đào tạo đại học chính quy, Nhà trường có 17 ngành đào tạo với hơn 30 chuyên ngành tuyển sinh trong và ngoài nước với các ngành mũi nhọn như: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, cơ khí, ô tô, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, hàng hải…

*

2. Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại

Nhiều bạn vẫn thường nhầm lẫn Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM với Trường ĐH Giao thông vận tải Phân hiệu tại TP.HCM.

Bạn đang xem: Đồng phục giao thông vận tải

*

Cơ sở trường tại quận Bình Thạnh

*

Cơ sở Trường tại quận 12

Cơ sở vật chất của ĐH Giao thông vận tải TP HCM ngày càng mở rộng và tiếp tục được đầu tư xây dựng. Các phòng thí nghiệm, phòng học, giảng đường, phòng hội thảo, phòng vi tính, khu thể thao chuyên ngành hiện đại. Đặc biệt, Trường trang bị phòng thực hành có chất lượng với các thiết bị mô phỏng đạt chuẩn quốc tế, thư viện với trên 100.000 bản sách, tàu thực tập 2.000 tấn sushibarhanoi.com-Glory đáp ứng tốt nhiệm vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Ký túc xá có khả năng đáp ứng chỗ ở cho hơn 1.200 sinh viên, trong đó, sẽ có 5-8 sinh viên/phòng, có công trình phụ riêng và khu thể thao tập trung.

Các tuyến xe buýt đi qua Trường ĐH Giao thông vận tải TP. HCM:

+ Cơ sở quận Bình Thạnh: Tuyến 14, 19, 45…

+ Cơ sở quận 12: Tuyến 18, 48…

+ Cơ sở Thành phố Thủ Đức: Tuyến 43…

3. Đội ngũ cán bộ, giảng viên trình độ cao, tâm huyết với nghề

Với phương châm “Lấy chất lượng đào tạo làm đầu, lấy người học làm trung tâm”,giảng viên Trường đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường giao lưu thường xuyên giữa thầy và trò, chú trọng, tạo môi trường dạy và học chuyên nghiệp, khơi gợi sự năng động, sáng tạo của sinh viên, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm giúp sinh viên tiếp thu kiến thức cũng như phát huy tinh thần học tập mọi lúc, mọi nơi.

*

4. Học phí phù hợp

Trong hệ thống trường công, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM được xem là một trong những trường có mức học phí thấp. Mức thu học phí dự kiến năm học 2021-2022 của Trường (chương trình đại trà) không quá 11,7 triệu đồng/sinh viên. Trường có quy chế chi tiêu nội bộ khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học, sinh viên có thành tích cao đều được nhà trường thưởng nóng.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Tại Topica Tuyển Dụng, Làm Việc Tại Topica Có Tốt Không

5. Trường ĐH Giao thông vận tải TP. HCM là một trong những đơn vị được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục trong nước sớm nhất

6. Là trường đào tạo ngành Logistics sớm nhất tại Việt Nam

Trong các cuộc thi về Logistics như Young Logistics Việt Nam,… đội thi của trường luôn đạt được giải cao và nằm trong top đầu, nhiều năm đạt Quán quân.

*

7. Là nơi đào tạo nữ thuyền viên đầu tiên của Việt Nam

Nhiều hiểu lầm là Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM chỉ có các ngành dành cho sinh viên nam theo học. Tuy nhiên, thực tế tại Trường, các ngành kỹ thuật cũng thu hút đông đảo các bạn nữ theo học. Đặc biệt, với chuyên ngành điều khiển tàu biển, từ năm 2013 (thời điểm có sinh viên nữ theo học) đến nay đã đào tạo được khoảng 30 sinh viên nữ. Trong đó, bạn Lê Nguyễn Bảo Thư, cựu sinh viên Viện Hàng hải Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM được xem lànữ thuyền viên đầu tiên của Việt Namvà bạn Hứa Nguyễn Hoài Thương - Cô gái Việt Nam đầu tiên 'xông pha' vào buồng máy tàu viễn dương.

*

Lê Nguyễn Bảo Thư, nữ thuyền viên đầu tiên của Việt Nam

*

Hứa Nguyễn Hoài Thương -Cô gái Việt Nam đầu tiên 'xông pha' vào buồng máy tàu viễn dương.

8. Môi trường học tập năng động, hiện đại, sinh viên có cơ hội tham gia hoạt động cộng đồng, hoàn thiện bản thân

Tuy đặc thù là một trường kỹ thuật, nhưng không vì thế mà sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải TP. HCM khô khan, cứng nhắc. Ngược lại, các bạn sinh viên vô cùng năng động, được tạo điều kiện tối đa để có thể phát triển bản thân, hướng tới cộng đồng. Trường khuyến khích sinh viên tham gia vào các hoạt động rèn luyện chính trị tư tưởng thông qua tổ chức Đoàn, Hội sinh viên trong Trường. Các hoạt động tình nguyện xã hội như: Mùa hè xanh, Tiếp sức mùa thi, Hiến máu nhân đạo… luôn thu hút được đông đảo sinh viên tham gia. Nhà trường tổ chức các hoạt động học thuật cho sinh viên tham gia như: tham gia nghiên cứu khoa học, thi Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ…

*

9. Môi trường đào tạo - cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên

Trường ĐH Giao thông vận tải TP HCM tiến hành giới thiệu thông tin, thiết lập mối quan hệ hai chiều giữa trường và đơn vị sử dụng lao động, chủ yếu là các đơn vị liên quan trực tiếp đến các ngành nghề đào tạo của trường như các công ty xây dựng, công ty vận tải, các cảng biển, cảng sông…Nhiều thỏa thuận hợp tác đã được ký kết với các doanh nghiệp lớn như Tổng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí, Tổng công ty cổ phần Gemadept, Công ty Tân Cảng…

*

Sinh viên được thực tập và thực tế tại các doanh nghiệp lớn

Trường ĐH Giao thông vận tải TP HCM có quỹ học bổng khuyến khích học tập gần 6 tỷ đồng/năm dùng để xét và cấp học bổng cho sinh viên có thành tích học tập từ khá trở lên theo từng học kỳ.

10. Sinh viên mặc đồng phụctới trường

Sinh viên Trường sẽ gạt bỏ nỗi lo hôm nay mặc gì bằng những chiếc sơ mi đồng phục đơn giản nhưng không kém phần lịch sự, xinh xắn mang màu sắc đặc trưng của trường, đúng kiểu “Nhìn phát biết GTS-ers liền”. Ngoài đồng phục chung của hệ đại trà, còn có các đồng phục riêng của Viện CLC, Viện Đào tạo và Hợp tác Quốc tế.