Người lớn không khóc hamlet trương

“Không hiểu sao càng lớn lên con người ta càng lười giải thích. Có khi ai đó hiểu lầm, ta thậm chí muốn để họ tự tìm ra câu trả lời theo thời gian. Ta chỉ cần những người ta thương hiểu ta là đủ. Còn lại, tùy!” – HAMLET TRƯƠNG.

Bạn đang xem: Người lớn không khóc hamlet trương

Khi còn nhỏ và mang trong mình hình hài đứa trẻ con, ta lại muốn lớn thật nhanh để tự do bay lượn, đặt chân đến những cuộc vui mà không cần buộc mình vào bàn học ngồi luyện chữ, nhưng, khi lớn lên, trưởng thành rồi, người ta lại muốn mình bé đi, muốn quay lại cuộc sống vô lo, vô nghĩ kia. Liệu cái quy luật khắc nghiệt của thời gian có ưu ái cho con người ta quay trở về bất kì thời gian của hình tượng nào mà họ mong muốn? Càng lớn, người ta càng dễ cảm thấy mình nhỏ bé trước sóng gió. Nhưng đã là người lớn, đã chiêm nghiệm nhiều điều và cũng tỉnh ngộ nhiều lần, cho nên, người lớn không khóc tùy tiện khóc mà phải khóc đúng chỗ, đứng với những điều xứng đáng. “Người lớn không khóc”_ HAMLET TRƯƠNG là một “chiến hữu” cùng ta trên hành trình dài xa xăm trải qua những tháng ngày kiệt lực, chán chường nhưng cũng ăm ắp niềm vui, và ước mơ đang chực chờ. Gạt nước mắt lại thôi, bước tiếp nào!

*

CHÀO BUỔI SÁNG

“Thức dậy mà cảm mệt,

Nghĩa là chỉ đang sống một nửa.” – Ca sĩ Phương Thanh.

Sau những chuỗi ngày làm việc liên tục, mà các buổi quay thường nhật đều kết thúc trước 4 giờ sáng. Sân khấu đều có ma lực thần kì, đứng trên đó không sao nhưng khi bước xuống thì “mọi rã rời sẽ trở về cùng một lúc”. Tôi đổ bệnh, bốn bức tường của căn phòng kín giam vây trong bầu không khí ngột ngạt. Tôi thở nặng nhọc, ngủ thiếp đi và tỉnh dậy trong mệt mỏi. Tôi thức dậy lúc 6 giờ sáng, ngồi dậy và làm một chuyến xe máy vòng vòng con phố. Không khí buổi sáng quả là liều thuốc diệu kì chữa lành tâm bệnh. Tôi ngắm nhìn những gì mà buổi sáng mang lại. Tiếng chim ríu rít đầu ngày, mùi cà phê thoang thoảng, mùi đĩa cơm tấm nghi ngút khói học sinh ăn vội cho kịp giờ đến lớp. Họ bắt đầu cuộc sống thường ngày trong bận rộn và hân hoan. Tôi thấy ánh sáng không chỉ len lỏi qua từng kẽ lá, mà nó còn soi rọi qua ngõ ngách tâm hồn đang nhiều tổn thất. Hóa ra, không phải chạy đi đâu xa xôi để săn tìm khung cảnh yên bình, ánh sáng ban mai chan hòa khắp lối, mỗi ngày, chúng ta đều có thêm cơ hội khởi đầu ngày mới vô điều kiện với cảm giác gần giống với sự tái sinh.


*

GIÁ TRỊ CỦA NỖI ĐAU

Nỗi đau không chỉ mang đến trong cõi lòng người ta sức tàn phá, tổn thương mà nó giúp cho con người nhận ra rằng mình đang sống. Khi bị đứt tay, vết thương từ từ ửng hồng lên, bạn cảm thấy rằng những bộ phận khác của cơ thể đang hướng về phần tổn thương, tìm cách xoa dịu nó. Có bao lần, bạn than thở và kêu cứu tôi rằng “Anh ơi em đau khổ quá, làm sao để thoát ra?”. Cảm giác đau khổ rất dày vò và khó chịu, nó nhom nhén lên những suy nghĩ dài dăng dẳng và chỉ kết thúc khi bắt đầu đi ngủ. Mỗi người cảm nhận nỗi đau theo cách riêng của họ, và cũng lựa chọn đối diện với nó rất khác nhau.

Tôi có một cô bạn trên tay đầy sẹo, đó là những “di tích” để lại sau những lần không thể chịu nổi dòng suy nghĩ mà chọn cách cấu vào chính tay mình, để cho nỗi đau thể xác lấn át nỗi đau tinh thần. Và tôi có một anh bạn, trước những nỗi đau, anh chôn vùi mình vào lặng thinh, lầm lầm lì lì đi về mình ên mỗi ngày. Chỉ đến với những ngày mưa giông, gió bão bùng bùng, người ta mới thèm mùi nắng ấm áp và mới biết yêu thương cái bầu trời trong xanh. Sau những điều tồi tệ, lời khuyên của tôi rằng: “Những chuyện này rồi sẽ qua”.

Nhìn lại cả chặng đường dài phía sau, mới biết rằng đó không phải là lời nói sáo rỗng, không ai vui vẻ mãi, không ai là buồn mãi. Có lên, có xuống như cách biến thiên của đồ thị, đó mới là cái đọng lại sự kỳ diệu “vô thường” của cuộc sống. Nỗi đau nào rồi cũng có giá trị riêng của nó, những đứa trẻ không hạnh phúc sẽ lớn lên mạnh mẽ hơn hẳn, những nhân viên chịu khó nhận thiệt thòi về mình hơn sẽ luôn có kinh nghiệm hơn hẳn, một người trải qua nhiều thăng trầm của tình yêu thì trưởng thành hơn sau những cuộc yêu, những nỗi đau đều mang đến sự khôn lớn, dù cảm giác nó mang đau đớn lắm đấy…

Nhưng, sau thời gian bình tâm lại, bạn sẽ mỉm cười bước ra thế giới, không khóc nữa mà bước tiếp thôi! Trong tận cùng của nỗi đau, nó luôn vọng lên tiếng nói của riêng mình: lý trí hơn, cẩn trọng hơn, hay chính là sự buông bỏ?

NGƯỜI LỚN KHÔNG KHÓC

“Có khi bạn cố nói thật nhanh cho hết chuyện, vì bạn sợ họ sẽ không lắng nghe, họ sẽ nói ngay sang chuyện khác, xóa mờ đi sự hiện diện và sự quan trọng của bạn.” Bởi vì, người lớn thì phải… cô đơn

Lắng nghe đâu hề dễ, phải gạt hết những ồn ào, xô bồ bên ngoài vội vã kia để có thể lắng người khác. Nhưng lắng nghe thôi cũng chưa đủ, có những người có thể dành trọn thời gian cho bạn nhưng, họ lại không đủ tinh tế để gửi cho bạn lời khuyên hay một cái gật đầu.

Đi trên con đường khá êm ái của giai đoạn 20 tuổi, một con đường trải dài hoa hồng nhưng đâu đó cũng có cái gai của nó. Sếp tôi cười, còn được hưởng ngày nào vui vẻ thì cứ thoải mái đón nhận, sao phải bắt mình lo những nỗi lo người lớn quá sớm. Đúng như vậy, giữa cuộc sống xoay chiều vô cực, hằng ngày đi làm phải đối phó với đồng nghiệp, sếp, đối thủ, bước đi trên con đường thô sơ thì đã bao lâu rồi, ta mới thấy niềm vui thật xa xỉ và đắt giá. Thật vậy, người lớn thì phải lo toan.

Xem thêm: Những Bài Hát Hay Nhất Của Thu Minh ), Những Bài Hát Hay Nhất Của Thu Minh

Ngày xưa, dư dả nước mắt, người ta khóc cho thần tượng của mình, khóc cho những cuộc tình bi đát, không trọn vẹn nhưng lớn rồi, nước mắt tự nhiên cũng không còn nữa. Nếu một ai đó tổn thương mình, có thể sẽ giận nhưng cũng không khóc. Nếu một ai đó bỏ rơi mình , có thể mang chút buồn nhưng cũng không khóc. Nếu mình gặp triền miên những đau khổ, mình sẽ nản nhưng cũng không khóc. Người ta càng lớn không phải càng vô tâm, mà tự cảm thấy rằng, không cần thiết phải khóc cho những điều không thật sự xứng đáng.

“Người lớn không khóc, mà nếu có, cũng đã chảy ngược vào tim rồi”

THÁI ĐỘ

Ở một quán bít tết nọ, có những người phục vụ có thái độ rất hờ hững, kênh kiệu và coi thường khách. Ở một cửa hàng Outlet thời trang, nhân viên cứ cư xử như khách đang mua hàng rẻ tiền và nhai đi nhai lại điệp khúc “không được đổi trả” với vẻ mặt khinh khi. Ở trong cánh gà sân khấu, ca sĩ nhỏ tuổi hơn hỗn với người làm hậu đài lớn hơn cô ta cả chục tuổi…Tất cả đều dùng một thái độ sai và vì ai cũng mỉm cười cho qua nên cũng không buồn nghĩ đến việc làm sao cho nó đúng.

Thái độ của một người thể hiện được nhiều thứ về họ: nhân cách, sự thông minh, tế nhị, và sâu hơn nữa là lòng tự trọng. Sự thành công của một người nằm ở thái độ của họ, nó quan trọng hơn cả tài năng. Nếu chỉ biết dựa vào cái tài và ngông nghênh, hoành hành ngang ngược thì trong một thời gian, công ty sẽ nhượng bộ họ nhưng một khi không còn giá trị, họ sẽ “lên đường” ngay vì họ đã cho người khác một cái cớ quá hợp lý để sa thải mình.

Thái độ không do bẩm sinh, rèn dũa mình cũng như phải rèn dũa lại thái độ mình. Thái độ tốt còn thể hiện tất cả những sự tôn trọng đối với cuộc đời mình. Chạm được vinh quang thành công, chưa bao giờ là do một mình tài năng mà bản thân phải còn dựa vào người khác!

TỰ GIÚP MÌNH

Trong câu chuyện ngụ ngôn Hy Lạp, có câu chuyện con lừa và con ngựa. Người chủ nọ có một con lừa và một con ngựa. Con lừa vác nặng nề những món hàng giữa trời nóng bức trong khi con ngựa thoải mái rong chơi do nó luôn nghĩ, việc vác nặng đồ luôn là công việc của con lừa. Đến khi con lừa kiệt sức, nó gục chết, và chặng đường phía trước còn dài, thế là, ông chủ mang hết tất cả đồ đạc của con lừa lên lưng con ngựa, thêm cả cái xác con lừa vừa chết.

 Âý thế, giúp đỡ người khác chưa bao giờ mang về cho con người sự thiệt thòi, đó đơn giản là cách ta không phản bội lại cách làm người của mình. Nếu không thể giúp người đang khó khăn, thì ít nhất, đừng trở thành vật cản khó khăn trong gian nan, vất vả của họ. Sẵn lòng giúp đỡ ai đó, đôi khi chúng ta đang tự cứu lấy chính mình.

*

“Người lớn không khóc” hội tụ những câu chuyện nhỏ nhưng quen thuộc với cuộc sống thường nhật. Không phải là triết lí dày dặn hay những vần thơ bay bổng, sách mang lại những câu chuyện mà mỗi giả đều cảm thấy đồng lòng và đôi lúc thấp thoáng sự hiện diện của mình trong đó. Người lớn cô đơn giữa “đại lộ tấp nập” nhưng vẫn phải mỉm cười trong những bữa tiệc sáo rỗng. Như một cuốn sách cầm tay tiện lợi mang theo trên xe, ngồi đợi trạm xe hay nhẹ nhàng trong buổi chiều với tí tách từng giọt cà phê.